Phân tích tâm trạng của Tràng trong đoạn kết vợ nhặt từ đó nhận xét về cái nhìn hiện thực xã hội lúc bấy giờ của nhà văn kim lân

1 câu trả lời

Nhà văn Kim Lân quê ở làng Phù Lưu, thuộc xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn nay là làng Phù Lưu, thuộc phường Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, Kim Lân sớm phải nghỉ học để đi làm, ông tham gia sáng tác nghệ thuật từ rất sớm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941, chủ đề trong các tác phẩm của ông phần lớn về nông thôn Việt Nam với những bức bối trong cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc cho ngòi bút của nhà văn. Tác phẩm này đã tái hiện sinh động đầy chân thực về nạn đói thê thảm và khủng khiếp năm 1945, qua đó khẳng định rõ nét vẻ đẹp tình người và sức sống tiềm tàng kì diệu của những người nông dân nghèo khổ.

   Lấy bối cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 khi mà có những hơn hai triệu người chết đói, nhà văn Kim Lân đã tái hiện không khí cuộc sống làng quê đìu hiu cô quạnh cùng với sự lầm than của người dân lúc bấy giờ. Nhân dân ta thời bấy giờ đang trong ách bóc lột và áp bức bởi song kìm của phát xít Nhật và thực dân Pháp. Ở miền Bắc, nhân dân ta bị quân Nhật bắt nhổ lúa để trồng đay, trong khi ấy thì thực dân Pháp lại ra sức vơ vét của cải thóc gạo đến kiệt cùng. Dẫn đến nạn đói lịch sử khủng khiếp đó. Cuộc sống của người dân lúc bấy giờ vô cùng tù túng, đói kém bởi cái ăn khiến cái chết có thể đến bất cứ khi nào. Có thể thấy, hoàn cảnh sống éo le này đã tạo nên sự thắt nút cho câu chuyện. Khi phân tích tình huống truyện hay tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt, người đọc không thể không nhắc đến điều này. Nhưng trong cái tăm tối ấy, những người nông dân vẫn không nghĩ đến cái chết mà lại luôn hướng về sự sống, về tương lai hạnh phúc.

Khi ý thức được tương lai hạnh phúc của riêng mình, tâm trạng Tràng chuyển biến sang một dự cảm đổi đời. Khi miếng cám đắng chát, ngậm ứ xuất hiện trong âm thanh tiếng trống thu thuế, dồn dập, là lúc cuộc sống đã bị đẩy đến miệng vực của cái đói, cái chết thì cũng là lúc hình ảnh lá cờ đỏ hiện lên làm nên một câu rất quan trọng của tác phẩm: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Lá cờ đỏ - hình tượng thoáng qua ấy khi được đặt vào đoạn kết mang bao sức nặng về tư tưởng và nghệ thuật cho thiên truyện. Nếu vắng chi tiết này tác phẩm sẽ xa lối kết cấu khép của văn học hiện thực phê phán. Sự có mặt của chi tiết nghệ thuật này khiến cho câu chuyện có một cái kết mở nhờ thế thiên truyện đã đóng lại. Nhưng số phận nhân vật vẫn tiếp tục được vận động theo hướng lạc quan, đi lên chứ không bế tắc như anh Pha của Nguyễn Công Hoan, chị Dậu của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao… Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đã vẫy lên như một tín hiệu đổi đời, một tương lai tươi sáng.Cuối cùng giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở cuối bài với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong sự tiếc rẻ của nhân vật Tràng. Chắc chắn với tinh thần lành mạnh, lòng yêu cuộc sống Tràng và vợ sẽ tham gia hoạt động cách mạng. Hình ảnh lá cờ đó như một gợi mở về tươi lai tương sáng đang đón đợi họ ở phía trước.

Bằng nghệ thuật miêu tả bậc thầy, Kim Lân đã vẽ ra bức tranh hiện thực tàn khốc về nạn đói năm 1945, khi mạng người bị rẻ rúng đến cùng cực. Nhưng đằng sau bức tranh hiện thực đen tối ấy là ánh sáng của lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự bao bọc, chở che lẫn nhau giữa những con người khốn khổ. Sự hòa quyện giữa hai giá trị hiện thực và nhân đạo đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm