Phân tích tác phẩm Cảnh Ngày Hè của của Nguyễn Trãi (Ngắn)

2 câu trả lời

Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn hóa Việt Nam, là một trong những danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị lớn. Trong đó,"Bình ngô đại cáo" là tác phẩm đặc sắc nhất mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc. Bài thơ đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên, yêu đời và những ước mơ cao đẹp của nhà thơ

    Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ được miêu tả qua 6 câu thơ mở đầu của bài thơ:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc có hình ảnh: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên đó đều là những màu sắc tươi tắn, căng tràn nhựa sống. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên cảnh vật mang những nét đặc trưng tiêu biểu của màu hè. Tác giả còn sử dụng những động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn càng thể hiện sức sống như ứa căng, tràn đầy như thôi thúc bên trong. Hình ảnh được Nguyễn Trãi sử dụng là những hình ảnh bình dị, gần gũi, quen thuộc, độc đáo khắc ahwnr với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, mang tính tượng trưng vốn thấy trong thể loại thơ Đường thi.

Không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà nhà thơ còn dùng cả thính giác, khứu giác để cảm nhận bức tranh thiên nhiên ngày hè. Với những âm thanh sống động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường như âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá làng chài. Chợ cả làng Ngư phủ, lầu tịch dương - đều là những hình ảnh bình dị trong cuộc sống. Dường như miêu tả khung cảnh vào thời điểm cuối ngày nhưng vạn vật trong làng quê vẫn căng tràn và tràn đầy sức sống, Nhà thơ còn sử dụng từ láy "lao xao" kết hợp phép đảo ngữ ở 2 câu cuối của đoạn thơ góp pahanf tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè với cuộc sống ấm no, đủ đầy, sung túc. Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh ngày hè hài hòa giữa cảnh và vật, sức sống tràn trề như muốn trào dâng ra ngoài. Đó cũng như mong ước của nahf thơ là được cống hiến nhiệt huyết, tinh thần của mình cho nhân dân, cho đất nước.

    Sang hai câu thơ cuối bài là vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ 

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Nếu 6 câu mở đầu, người đọc cảm nhận một tư thế ung dung tự tại của nhà thơ khi ngồi nhìn ngắm cảnh vật ngày hè nhưng trong lòng ông vẫn canh cánh nỗi lo lắng cho nahan dân, cho dân tộc, lòng còn vướng bận chuyện quan trường. Thả hồn vào cảnh ngày hè nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn hướng về nhân dân. Chính vì lo cho nhân dân nên tác giả mong muốn có được cây đàn của vua NGU Thuấn để hát ca đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc và bình yên cho nhân dân. Những mong ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là một nhà thơ vĩ đại có một tâm hồn nahan đọa cao cả, luôn lo nghĩ cho dân, lo cho cuộc sống của nhân dân.

    Ẩn sau vẻ đẹp bức tranh mùa hè là vẻ đẹp tâm hồn Ức Trai tỏa sáng sau đấy. Đó chính là tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, là những mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Có thể nói dù triều đình chó thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông thì vẫn luôn hết mình với lí tưởng cao đẹp là cho nhân dân được một cuộc sống no đủ. Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng nhà thơ không tuân theo bố cục Đề - Thực -Luận -Kết mà ông sáng tạo theo một nét riêng mang đặc trưng thơ Nguyễn Trãi. 

    Qua bài thơ "Cảnh ngày hè" người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân ái, yêu nước thương dân. Đồng thời, bài thơ còn để lại những rung động sâu sắc trong lòng người đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ dung dị, độc đáo và cách kết bài đặc sắc như là tất cả dồn nén cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ mãi mãi in sâu trong lòng bạn đọc. 

Phân tích bài thơ và rút ra bài học cho bản thân thông qua bài Cảnh ngày hè:

 1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè - Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ân: + "Rồi": Là một từ cổ có nghĩa là rành rỗi, nhàn hạ + "Ngày trường": Ngày dài, chi khoành thời gian rành rỗi. + Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái → Tâm thể an nhàn, thảnh thoi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiểm hoi của cuộc đời. - Bức tranh thiên nhiên rực rő, sông động. + Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe, thạch lựu, hoa sen. → Sự vật gân güi, giàn dị + Cách miêu tà sự vật của tác già: Màu sắc - màu xanh của hoa hòe, màu đò của hoa lựu, màu hông của hoa sen, trạng thái - đùn đùn, rop, phun, tiễn, mùi hướng: mùi sen cuối hạ. → Cách miêu tà tinh tể, sinh động khiển các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hưng → Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sông → Thể hiện tâm hôn tinh tể, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Träi. - Vè đẹp bức tranh cuộc sông con người +  + Nhà thơ sứ dụng hai tử lày tượng thanh "lao xao" "dằng dòi" - diễn tà âm thanh của tiễng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cầu trúc câu nhắm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê. → Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đây sức sống và âm thanh. → Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đây sức sống → Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi.

2. Hai câu cuối: Tâm sự và ước nguyện của nhà thơ - "Dē" là từ cổ nghĩa là lẽ, lë ra - "Ngu cầm" là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuẩn. Đây là điền cố quen thuộc của Trung Hoa kể về thời đại Nghiêu Thuấn – những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ẩm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hắng ngày vua Nghiêu Thuẩn thường đem đàn ra gày khúc nam phong ngọi ca cành thái bình trên xứ sở này → Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tưoi đẹp và cuộc sông vui tưới trên quê hương ông. → Câu thd thể hiện niễm vui sưởng, hạnh phúc của tác giả khi được sống hòa hợp cùng thôn quê. - Câu thơ cuối cùng thể hiện rö ràng, cụ thể ước md được thẩy cảnh thanh bình, ấm no trên đất nước. → Nguyễn Träi dù sống trong cành thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước mơ về cuộc sông no đù, âm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trài khặp đất nước.

3. Nghệ thuật - Giong điệu trữ tình, sâu lằng, bút pháp tà sinh động - Thể thd sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn - Ngôn ngữ thơ phong phủ, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vè đẹp vừa trang trọng vừa bình di - Sử dụng các điền tích, điên cố

II. Kết bài - Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

=> Mở rộng: Liên hệ với những bài tho cùng chủ để như "Quy hứng" của Nguyễn Trung Ngạn, "Nhàn" của Nguyễn Bình Khiêm. äm thanh của những phiên chộ cả,

#khanhzvan

Câu hỏi trong lớp Xem thêm