Phân tích tác động của đầu tư nước ngoài đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển? Mn giúp em gạch những ý chính với ạ. Em cảm ơn nhiều ạ!
2 câu trả lời
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Nhất là sau khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do, trở thành nền kinh tế có độ mở lớn . Sau hơn 30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện đều có sự cải thiện so cùng kỳ các năm . Số liệu thu hút đầu tư FDI trong quý I/2019 là minh chứng cụ thể. Theo đó, tổng vốn đăng ký 3 tháng đầu năm 2019 đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ quý I/2018. Trong đó, 785 dự án đăng ký mới đạt tổng vốn 3,8 tỷ USD; vốn góp, mua cổ phần đạt gần 5,7 tỷ USD; Giải ngân vốn FDI đạt 4,12 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của mỗi nước, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam.Nguồn vốn FDI góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đổi mới kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, quốc gia nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI thì có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn về trình độ phát triển so với các nước công nghiệp. Do đó, có thể khẳngđịnh FDI chính là một trong những giải pháp quan trọng giúp Việt Nam thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.Đầu tư trực tiếp nước ngoài(Foreign Direct Investment-FDI): là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và sử dụng vốn là một chủ thể nước ngoài. Có nghĩa là các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài (chủ đầu tư) trực tiếp đầu tư, tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốnđầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ vốn bỏ ra.Theo điều 3 của Luật đầu tư 2005: “Đầu tư nước ngoài việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”[3].Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh(gọi tắt là hợp đồng BBC): là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân;Doanh nghiệp liên doanh: do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thực hiện theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận. Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, vốn góp của bên nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh và trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp định. Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, các dự án trồng rừng tỷ lệ này cóthể thấp đến 20% nhưng phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân là người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà; Hợp đồng xây dựng -kinhdoanh -chuyển giao (BOT): là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam;Hợp đồng xây dựng -chuyển giao -kinh doanh (BTO): là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nướcViệt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận;Hợp đồng xây dựng -chuyển giao (BT): là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.FDI có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗiquốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển