Phân tích sức ép của gia tăng dân số với việc phát triển kinh tế- xã hội và môi trường.Em cảm ơn ạ
2 câu trả lời
Tích cực :
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội :
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
GỢI Ý TRẢ LỜI) BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
Câu 1.
a, Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân.
* Dân cư nước ta phân bố không đều.
- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ rất cao (d/c)
+ Ở trung du, miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp (d/c)
- Không đều giữa thành thị và nông thôn (d/c)
- Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (d/c)
- Không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư (d/c: giữa ĐBSH và ĐBSCL)
* Nguyên nhân: Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (d/c)
- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ (d/c)
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
b, Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta và các phương hướng giải quyết.
* Ảnh hưởng: Ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tà
nguyên của mỗi vùng.
- Trung du và miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên những dân cư thưa thớt, lao động thiếu, trình độ thấp. Vì vậy hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Ở các vùng đồng bằng, đất chật người đông, trong khi đó dân cư đông, lao động dồi dào đã gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường, sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có vấn đề việc làm.
* Phương hướng giải quyết.
- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước và từng vùng. (d/c)
- Phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở miền núi. (d/c)
- Hạn chế nạn di dân tự do. (d/c)
Câu 2.
a, Tình hình phát triển dân số nước ta trong thời kỳ 1960 – 2007:
- Dân số nước ta tăng nhanh. (d/c)
- Tốc độ gia tăng không đều giữa các giai đoạn:
+ 1931 - 1960: 1,85%
+ 1965 – 1975: 3,0%
+ 1979 – 1989: 2,1%
+ Hiện nay: Khoảng trên 1,0%
- Giải thích: Do kết quả của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, nên tốc độ gia tăng dân số đã giảm đi. Tuy nhiên, mỗi năm nước ta vẫn tăng hơn 1 triệu người.
b, Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh.
Dân số nước ta tăng khá nhanh trong khi nền kinh tế còn chưa phát triển dẫn đến nhiều hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên
thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng kinh tế hàng năm phải từ 3-4% và lương thực phải trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số trên 1% như hiện nay vẫn còn cao.
+ Khó giải quyết được hết việc làm vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm.
+ Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo lãnh thổ diễn ra chậm.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm do khai thác quá mức.
+ Môi trường ô nhiễm.
+ Không gian cư trú ngày càng trở nên hạn hẹp,…
- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:
+ Chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao.
+ GDP/người thấp.
+ Các vấn đề phát triển giáo dục, văn hóa, y tế, cơ sở hạ tầng…bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
Câu 3. Dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay ở nước ta. Vì:
a, Dân số nước ta đông. (d/c)
b, Dân số nước ta tăng nhanh. (d/c)
c, Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. (d/c)
d, Sức ép của dân số đối với phát triển kinh tế-xã hội và môi trường. (d/c)
(Ý c và d gần giống với câu 2)
Câu 4.
a, Nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng. Vì: Quy mô dân số nước ta ngày càng lớn, nên mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm nhưng hàng năm số lượng người tăng thêm vẫn lớn, quy mô dân số tiếp tục tăng.
Ví dụ: Với quy mô dân số 70 triệu người và mức tăng dân số 1,5% thì số người tăng thêm là 1,05 triệu người, còn với quy mô dân số là 90 triệu người và mức tăng dân số là 1,3% thì số người tăng thêm là 1,17 triệu người.
b, Ở Đồng bằng sông Cửu Long khu vực dọc sông Tiền, sông Hậu dân cư tập trung đông đúc, mật độ cao. Vì:
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là đất phù sa màu mỡn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
- Giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển, có nhiều thành phố, thị xã, thị trấn và các trung tâm công nghiệp. (d/c)
Câu 5.
a, So sánh sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
* Giống nhau:
- Là hai vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất nước ta.
- Có mạng lưới đô thị tương đối dày, nhiều đô thị tương đối lớn.- Phân bố dân cư có sự chênh lệch trong nội vùng nhưng mức độ chênh lệch không lớn như các vùng khác.
* Khác nhau:
- Mật độ dân số trung bình của ĐBSH cao hơn ĐBSCL.(d/c)
- Sự tương phản về phân bố dân cư trong nội vùng của ĐBSCL cao hơn ĐBSH.
- Mật độ đô thị của ĐBSH cao hơn ĐBSCL.
- Mức độ tập trung dân cư vào các đô thị của ĐBSH cao hơn ĐBSCL. ĐBSH có nhiều thành phố lớn hơn ĐBSCL. (ĐBSH có 2 thành phố trên 1 triệu dân)
b, Nguyên nhân dẫn đến sự giống và khác nhau trong phân bố dân cư của hai đồng bằng trên.
* Giống nhau:
- Cả 2 vùng đều có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sinh sống và hoạt động kinh tế nên dân cư tập trung đông.
- Cả 2 vùng đều là các vùng lương thực, thực phẩm chính của cả nước, sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến hình thành nhiều đô thị, trung tâm công nghiệp.
- Sự tương phản về các nhân tố phân bố dân cư không quá lớn làm cho sự tương phản về phân bố dân cư không lớn như các vùng khác.
* Khác nhau: Do tác động của các nhân tố sau:
- ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời và điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nền nông nghiệp thâm canh cao hơn, nhiều đô thị, trung tâm công nghiệp lớn hơn,..
- ĐBSCL khai thác muộn hơn, diện tích đất phèn và đất mặn lớn, ít các đô thị, trung tâm công nghiệp lớn, sự phân hóa các nhân tố phân bố dân cư theo lãnh thổ của ĐBSCL lớn hơn.
i