phân tích nhận xét quá trình nhận thức tư tưởng hồ chí minh của đangr cộng sản việt nam và thế giới

2 câu trả lời

Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chỉ chín nước đế quốc (1) đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước thuộc địa bị chủ nghĩa thực dân tước hết những giá trị văn hoá, tinh thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội… Mạng sống của người dân thuộc địa “không đáng một trinh” (2) . Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh một mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt. Vì vậy, từ đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngày càng phát triển, nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi.

Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với việc ra đời và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa đế quốc và sự tranh chấp thuộc địa giữa chúng là nguyên nhân gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Cuộc chiến tranh hao người tốn của ấy đã khơi sâu, làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa tư bản thế giới suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, mở ra thời đại mới của lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, Nhà nước Xôviết ra đời làm nảy sinh một mâu thuẫn mới mang tính thời đại - mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Những nhân tố quốc tế nêu trên đã tạo những tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam phát triển với xu hướng và tính chất mới.

Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị chủ nghĩa tư bản Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, bị mất độc lập tự do, nhân dân ta không ngừng nổi lên chống lại chúng.

Kể từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp, trừ một số ít người cam tâm làm tay sai cho giặc, còn đại đa số nhân dân vẫn nung nấu ý chí căm thù và chờ thời cơ vùng lên tự giải phóng. Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã liên tục đứng lên chiến đấu giành lại độc lập. Song, những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm không phát huy được tác dụng trước một kẻ thù mới - chủ nghĩa đế quốc. Các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong máu, lửa. Sau thất bại của phong trào Cần Vương và các phong trào cứu nước theo hệ tư tưởng tư sản, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối. Cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ, tưởng chừng như không có đường ra.

Từ những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại.

    Qua những cuốn sách, các bài viết của các lãnh tụ cùng thời với Hồ Chí Minh, như cuốn “Cách mạng tháng tám” (1946) khẳng định: “Chúng tôi trình bày con đường cứu nước và xây dựng đất nước của dân tộc ta trong giai đoạn này, con đường vẻ vang mà Hồ Chủ tịch đã vạch ra cho dân tộc ta”[1]; “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947); “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” (1948) của đồng chí Trường Chinh; cuốn “Lãnh tụ của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam” (01/1950); của đồng chí Lê Duẩn; Phạm Văn Đồng viết tác phẩm “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc” (1948)... đã đề cập đến hình ảnh và công lao của Hồ Chí Minh về con đường vẻ vang mà Hồ Chủ tịch đã chọn, sự vận dụng xuất sắc chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta để đề ra đường lối chủ trương và phương pháp cách mạng đúng đắn.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó với toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951), Đảng ta bắt đầu kêu gọi: “Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch” và chỉ ra rằng “sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”[2]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, toàn Đảng ra sức học tập tư tưởng, đạo đức của Người, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.
    Vào những năm 50 của thế kỷ XX, Đảng ta chưa đặt hẳn vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng đã nhấn mạnh đến đường lối chính trị của Người và thực chất đây cũng chính là phần chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta học tập, nghiên cứu, vận dụng và đưa vào đường lối của Đảng. Từ đây công tác nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt ra và mở rộng. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1960), Tổng Bí thư Trường  Chinh nói rõ hơn sự cấp thiết của tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp phục vụ nhân dân: “Nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chủ tịch, tìm hiểu và học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người để phục vụ nhân dân được tốt hơn"[3].
    Đại hội IV của Đảng (12/1976) khẳng định: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế... Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân, thống nhất Tổ quốc, cho sự nghiệp của Đảng và của dân tộc, làm rạng rỡ non sông đất nước ta, để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau những di sản bất diệt”. Đặc biệt, là lần đầu tiên Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối, đó cũng chính là thành quả to lớn của Đảng và dân tộc trong việc học tập và làm theo Di chúc của Bác. Đại hội khởi xướng bài kinh nghiệm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và nó tiếp tục được khẳng định tại Đại hội sau. Tư tưởng của Người luôn luôn là ngọn đuốc soi sáng, dẫn đường cho cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982), Đảng ta nhấn mạnh: “Đảng ta phải đặc biệt coi trọng tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”. Có thể coi Văn kiện Đại hội V của Đảng là tài liệu sớm nhất đề cập tới việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Từ đó, việc nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh, có cả các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Đặc biệt, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990, Unessco đã vinh danh Hồ Chí Minh danh hiệu kép: Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Đến Đại hội VI tiếp tục khẳng định những giá trị to lớn mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta, là “đạo đức sáng mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Đặc biệt, trong nghị quyết lần này, đã đưa ra 5 bài học để quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: (1) Lấy dân làm gốc, (2) Xuất phát từ thực tế và tôn trọng quy luật khách quan, (3) kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, (4) Xây dựng Đảng cầm quyền, (5) Đổi mới tư duy phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khẳng định: (1) Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh; (2)  Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; (3) Đảng đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta; (4)  Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc; (5) Nói tư tưởng Hồ Chí Minh là phù hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta; (6) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
    Đại hội VII là mốc son chói lọi, khẳng định một nấc thang quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đây trở đi, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 18-02-1995 của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” đã khẳng định lại: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam”[4]
    Như vậy, từ Đại hội II (1951) đến trước Đại hội VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam chưa trực tiếp đề cập nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng Đảng đã quan tâm đến vấn đề này và đã nhấn mạnh học tập, học hỏi Hồ Chí Minh về: tư tưởng; đạo đức cách mạng; tác phong; đường lối chính trị; tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn; đảng viên phải tham gia các lớp nghiên cứu tác phẩm của Hồ Chí Minh …
    Đại hội VIII của Đảng diễn ra nửa sau thập niên 90 của thế kỷ XX, đã tổng kết sáu bài học chủ yếu trong đó bài học hàng đầu là “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ  chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nghị quyết của Đảng khẳng định lại nhiều vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu trước đó và việc thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là coi trọng việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
    Như vậy, từ Đại hội VII (6/1996) khẳng định “Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng kim chỉ nam cho hành động của Đảng” thì Đại hội VIII đã có những định hướng nghiên cứu, bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tương đối cụ thể. Thành tựu nghiên cứu trong nước chúng ta có chương trình khoa học công nghệ với đề tài KX - 02 hết sức cụ thể và có giá trị cao và có sức thuyết phục.
    Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 tại Pa-ri, họp từ ngày 20-10 đến 20-11 năm 1987 đã quyết định Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người vào năm 1990. Ðây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. Nghị quyết 24C/18.65 của UNESCO về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Hội thảo quốc tế "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn", tổ chức tại Hà Nội, tháng 3-1990. Phát biểu của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh: “Sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, toàn Đảng, toàn dân chúng tôi đang tiếp tục phát triển sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đổi mới toàn diện đất nước theo hướng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phù hợp với đặc điểm của dân tộc và yêu cầu của thời đại; tất cả vì nhân dân, tất cả do nhân dân”. Những thành tựu này đã giúp Đảng ta có những bổ sung quan trọng, cần thiết trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng, bước vào thế kỷ XXI.
    Bước đánh dấu quan trọng trong nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh đó là Chỉ thị 23-CT/TW ngày 27-3-2003. Kể từ khi khởi xướng sự nghiệp đổi mới, đây là lần đầu tiên, Ban Bí thư ra chỉ thị đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Các vấn đề tuyên truyền giáo dục tập trung vào việc xác định rõ nguồn gốc và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. “Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Hội Nghị lần thứ chín BCH TW Đảng khóa IX (01/2004) đã đặt nhiệm vụ phải thực hiện tốt chỉ thị của Ban Bí thư về “Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”.
    Đại hội X của Đảng (04/2006) tiếp tục khẳng định việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam.Trong bốn bài học lớn mà Đại hội X rút ra thì bài học hàng đầu là “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội nhấn mạnh, đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Đặc biệt Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ký ban hành chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị nêu rõ: “Tư tưởng và đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và của nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi gương”.
    Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ngày 37 tháng 3 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, cuộc vận động là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/2011) tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa ra khái niệm cụ thể, có tính hệ thống, toàn diện và sâu sắc: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
    Như vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) đã xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu của nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
    Văn kiện Đại hội XII đã tiếp tục khẳng định, hoàn thiện quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta.
    Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người, để làm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong hành động của chúng ta.
    Hiện nay, cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng việc nghiên cứu, học tập, vận dụng đúng đắn, sáng tạo di sản Hồ Chí Minh càng trở nên cấp thiết. Với khát vọng về một thế giới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được cả nhân loại hướng đến như là một trong những người soi sáng, dẫn đường. Đảng ta cần nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy di sản của Người phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta và bối cảnh thế giới. Để làm được điều đó, Đảng cần phải thường xuyên tổng kết quá trình nghiên cứu, học tập Hồ Chí Minh qua các thời kỳ và rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho đổi mới việc nghiên cứu, học tập vận dụng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm