2 câu trả lời
I, MB: Cùng viết về số phận, cảnh ngộ của những người lao động nhưng mỗi nhà văn có cách khám phá và thể hiện riêng, ở tác phẩm vợ chồng A Phủ đó là cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi dưới sự áp bức bóc lột của thức dân và phong kiến thì ở Vợ nhặt ta sẽ gặp những người dấn trong một hoàn cảnh khốn cùng- nạn đói năm 1945- và những vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp đầy nhân hậu của họ. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng người vợ nhặt- 1 hình tượng nghệ thuật độc đáo mang nhiều vẻ đẹp khuất lấp cần khám phá.
II, TB
1, Khái quát chung
VN là sáng tác xuất sắc nhất của KL in trong tập "Con chó xấu xí"-1962. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào 1 phần cốt truỵen cũ để viết truyện ngắn này.
2, Cảm nhận
a, Người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh
- Lai lịch: không tên tuổi, không quê hương, không quá khứ
- Ngoại hình: ngoại hình kém hấp dẫn, "gầy vêu vao, áo quần tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt"... ->xấu xí, thảm hại, đáng thương và tội nghiệp
- Tính cách: chao chát, chỏng lỏn, chua ngoa, đanh đá
b, Vẻ đpẹ khuất lấp
a, Thị là cô gái nhanh nhẹn, vui vẻ, hoạt bát
- Vùng đứng dậy, lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng lên đỉnh dốc
- Vui tính: Thị liếc mắt, cười tít khiến Tràng thích lắm
b, Khát vọng sống
- Khi anh cu Tràng đùa " có về với tớ thì ra khuôn xe hàng lên xe rồi về", Thị đống ý mà không hề do dự -> xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát sống.
c, Vẻ đẹp nữ tính: e thẹn, xấu hổ, ý tứ, hiền hậu
+ trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,). Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về "làm dâu nhà người".
+ Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người "vợ hiền dâu thảo". Người phụ nữ xuất hiện không tên, không tuổi, không quê như "rơi" vào giữa thiên truyện để Tràng "nhặt" làm vợ. Từ chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói, thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức khi người phụ nữ này quyết định gắn sinh mạng mình với Tràng.
d, Thị đem đến cho mọi người niềm tin ở tương lai
- Thị xuất hiện, cả xóm ngụ cư như sống dậy
- Thị là người mỏ đường, khai sáng cho cái đầu ngờ nghệch của Tràng
- Chính chị cũng đã làm cho niềm hi vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.
3, Đánh giá chung
* Nghệ thuật:
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- N/ vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắc lọc, giàu sức gợi.
III, KB: Khẳng định tư tưởng nhân văn của tác phẩm
*Bài viết
Cùng viết về số phận, cảnh ngộ của những người lao động nhưng mỗi nhà văn có cách khám phá và thể hiện riêng, ở tác phẩm vợ chồng A Phủ đó là cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi dưới sự áp bức bóc lột của thức dân và phong kiến thì ở Vợ nhặt ta sẽ gặp những người dấn trong một hoàn cảnh khốn cùng- nạn đói năm 1945- và những vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp đầy nhân hậu của họ. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng người vợ nhặt- 1 hình tượng nghệ thuật độc đáo mang nhiều vẻ đẹp khuất lấp cần khám phá.
VN là sáng tác xuất sắc nhất của KL in trong tập "Con chó xấu xí"-1962. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào 1 phần cốt truỵen cũ để viết truyện ngắn này.
Khi cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, ta thấy Thị xuất hiện trong tác phẩm là nạn nhân của cái đói. Chính cái đói đã dồn đẩy Thị thành một người không có miếng ăn, không có nhà cửa, không nơi nương tựa. Thị phải chấp nhận sống trong cảnh vất vưởng, tạm bợ ở đầu đường xó chợ. Xót lòng hơn, Thị khổ sở đến mức ngay cả cái tên cũng không có để gọi.
Trong văn học nước ta, việc tác giả không đặt tên cho nhân vật để thể hiện một dụng ý nào đó cũng được sử dụng khá nhiều, xin điểm qua trường hợp của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu gọi người phụ nữ trong tác phẩm của mình bằng cái tên của công việc bà phải làm lụng, phải mưu sinh để thể hiện sự xót xa, đau đớn khi chứng kiến cảnh sống bám biển vô định của phận người phụ nữ yếu đuối, nhẫn nhịn và giàu đức hi sinh cho gia đình, đó cũng là thân phận chung của biết bao nhiêu người phụ nữ trong thời buổi đời sống kinh tế còn chật vật, khó khăn.
Đến trang viết của Kim Lân, người vợ nhặt được gọi là“Thị” – đó là cái tên chung, chỉ một số phận chung vì không chỉ có mỗi mình Thị, hay chỉ có một con người mà là cả một lớp người đang vật vờ, leo lét sống trong nạn đói 1945.
Trong tác phẩm, cái đói đã in hình rõ rệt lên thân thể của Thị: “Thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đĩa, Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Và vì đói quá, Thị gợi ý cho Tràng để được ăn quyết định theo không người đàn ông lạ mặt về nhà làm vợ chỉ với bốn bát bánh đúc và mấy lời nói đùa.
Có thể sẽ trách Thị là người dễ dãi nhưng thật sự cũng khó để Thị tìm được một con đường nào khác cho mình. Chấp nhận theo không anh Tràng – một người đàn ông cũng nghèo khổ, là dân ngụ cư không chỉ là một quyết định nhằm chạy trốn cái đói mà còn thể hiện mong muốn của Thị muốn tìm được một điểm tựa trong cuộc sống để bấu víu, dựa dẫm. Ít nhất, Thị đã làm một điều đáng được thông cảm, đó là không buông xuôi trước hoàn cảnh khốn cùng.
Trong lần gặp Tràng, cái đói dường như đã bóp méo nhân cách của Thị, để Thị hiện diện trước Tràng trong hình dạng một người có phần nhếch nhác và trơ trẽn. Đói quá, khi được mời ăn, Thị đã bỏ qua cả lễ nghi, không hề e dè mà “hai con mắt trũng hoáy của Thị tức thì sáng lên” và “ngồi sà xuống, ăn thật”, cũng chẳng thèm mời chào ai.
Sau đó, “Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, đã thế “ăn xong Thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà, ngon!”. Cách ăn uống của Thị không có vẻ gì là của một người phụ nữ nhu mì, tế nhị. Sự ý tứ cần có của một người phụ nữ đã được thay thế bằng hình ảnh suồng sã, sống sượng.
Thế nhưng, khi liều lĩnh nhắm mắt đưa chân theo Tràng về làm vợ, trông Thị ra dáng một cô dâu biết để ý trước sau, biết giữ gìn ý tứ. Thị nghĩ đến và chuẩn bị cho ngày vu quy của mình một cái thúng con để đựng vài thứ lặt vặt cho mình. Khi vào xóm, Thị bẽn lẽn “cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt” và cũng biết “ngượng nghịu”, rồi “chân nọ bước díu cả vào chân kia” khi cảm thấy ánh mắt của mọi người xung quanh đổ dồn về phía mình.
Rồi đến khi bước vào gian nhà ọp ẹp của Tràng, trong Thị đã có sự lo lắng cho quãng thời gian săp tới. Thế nên, Thị mới ngồi “mớm xuống mép giường”“đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài”. Trước bà cụ Tứ, Thị cũng rụt rè “đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc nhích”, “cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt” dù đã mở lời gọi bà là “u”.
Khi chập chững bước vào cuộc sống của gia đình Tràng, lời thoại của nhân vật Thị dường như ít đi, Thị không còn vồn vã, hồn nhiên như lần xuất hiện bên cửa nhà kho và đối đáp nhanh nhảu với Tràng. Thị biết quan sát hơn, biết để ý mọi người xung quanh và biết lo nghĩ cho những tháng ngày sắp tới. Với những biểu hiện đó, có lẽ Thị đã khiến người đọc cũng có những sự thay đổi cái nhìn về mình: Thị nhếch nhác đấy, khổ sở đấy nhưng vẫn là người ý tứ và hiểu chuyện.
Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, ta thấy với những chi tiết mà tác giả khắc họa về Thị trong buổi sáng sau hôm về ra mắt, Kim Lân đã làm nổi bật ở Thị vẻ đẹp của một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn trước đây. Thị đã trở thành một người phụ nữ hoàn toàn khác khi trở thành người vợ, người con dâu của gia đình. T
hị đã cùng mẹ dậy sớm dọn dẹp, quét tước nhà cửa cho sạch sẽ, chuẩn bị bữa sáng. Những hành động của Thị đã khiến Tràng nhận ra “Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Còn trong bữa cơm ngày đói, dù cô được ăn cháo cám, dù “hai con mắt Thị tối lại” nhưng vẫn bình thản rồi “điềm nhiên và vào miệng”.
Hình ảnh Thị dậy sớm, quét dọn nhà cửa, nấu bữa sáng cho gia đình cùng với mẹ chồng và lúc nào cũng nói cười vui vẻ làm cho gian nhà có sự thay đổi mới mẻ. Cảnh tượng đơn giản bình thường ấy đã khiến ngôi nhà trở thành một mái ấm thật sự với cả ba con người. Từ một người bạo dạn, suồng sã, Thị trở nên hiền dịu và nhẫn nhục, Thị sẵn sàng ăn bát cháo khoán mà bà cụ Tứ đưa cho.
Có lẽ, đó là cách mà Thị thể hiện sự trân trọng của mình đối với tình thương của Tràng và bà cụ Tứ. Không chỉ vậy, Thị còn cho thấy khả năng chấp nhận và đồng hành cùng với gia đình mới của mình trong những tháng ngày khó khăn. Với gia đình nhỏ của mình, Thị đã có ý thức xây dựng để nó trở nên tốt đẹp hơn, gắn bó hơn và có một tương lai tươi tắn hơn. Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, ta cũng thấy ở thời điểm trở thành thành viên của gia đình Tràng, nhà văn đã trả lại tất cả những gì đẹp nhất cho nhân vật. Khi đã có một gia đình, từ một người liều lĩnh, chanh chua, sắc nhọn, Thị đã trở thành một người phụ nữ đúng mực với thiên chức vốn có.