Phân tích nhân vật An Dương Vương trong quá trình xây dựng ( xây thành ) - bảo vệ ( chế nỏ ) chiến thắng Triệu Đà - mất nước Âu Lạc
2 câu trả lời
Kho tàng truyện dân gian Việt Nam là nơi đúc kết kinh nghiệm cũng như lưu giữ những giá trị lịch sử, đặc biệt là thể loại truyền thuyết. Ở thể loại này, chúng ta không thể không nhắc tới truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy". Bởi đây là một câu chuyện nhắc nhở chúng ta bài học về dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta tìm hiểu về một vị vua anh minh, tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng - An Dương Vương.
An Dương Vương là vị vua có công xây dựng và lập ra đất nước Âu Lạc. Suốt cả cuộc đời của mình, ông đã tạo dựng được những điều lớn lao mà không phải ai cũng có thể làm được. Thế nhưng, vì một chút tự tin thái quá, tin tưởng người con rể - nội gián - con trai của kẻ thù, cùng với sự tự phụ, tự mãn, ông đã khiến sự nghiệp cả đời mình dựng lên sụp đổ và cũng làm tan vỡ cả hạnh phúc của gia đình.
Trước hết, ta thấy ở An Dương Vương là một vị vua có tài có đức, biết trọng dụng người tài, biết nhìn xa trông rộng, có tài thao lược nên nhận được sự ủng hộ của muôn dân và cả thần linh. Nói ông là một vị vua có tài bởi vì chính ông là người đã gây dựng sự nghiệp của mình bằng việc lập ra đất nước Âu Lạc - đất nước mà do ông làm chủ. Mặc dù có nhiều người tài trong xã hội lúc bây giờ nhưng liệu mấy ai có đủ chí khí, tài năng mà đứng lên lãnh đạo để lập ra một đất nước của riêng mình? Nếu không có tài thao lược dẫn dắt, có đức năng hợp lòng dân thì liệu có thể xây dựng được cho mình một đế chế riêng như vậy chăng?
Không chỉ vậy, ông còn tỏ ra là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Bởi khi đó, nước ta chỉ là một vương quốc nhỏ ở phía Nam, thường xuyên bị các cường quốc bên cạnh nhòm ngó. Chính vì vậy, ông đã tìm kiếm một vùng đất để xây dựng một thành trì vững chãi chống lại quân thù. Nơi vùng đất ông chọn là vùng Phong Khê, Đông Anh ngày nay, ông lệnh cho quân lính của mình xây dựng một thành trì vững chắc có hình xoáy ốc, bên ngoài đào hào sâu, nhằm chống lại những cuộc tấn công của kẻ thù. Ngoài ra, ông cũng luôn chuẩn bị vũ khí (nỏ thần) để nghênh chiến kẻ thù bất cứ lúc nào. Nếu như không phải là một vị vua anh minh, biết nhìn xa, thì liệu An Dương Vương có thể có được những quyết định đúng đắn như vậy hay không?
Hơn thế, An Dương Vương còn là một người luôn có lòng kiên trì, quyết tâm hoàn thành công việc, dù việc đó có khó khăn đến thế nào đi nữa. Tương truyền, An Dương Vương cho "xây thành ở đất Việt Thường, nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy", "xây nhiều lần những cứ bị sập đổ, tốn nhiều công sức". Thế nhưng, không nản lòng, ông vẫn tiếp tục cho xây dựng thành trì trên mảnh đất ấy. Nếu như là một người dễ dàng nản chí, chịu thất bại thì liệu sau bao nhiêu lần sập đổ, "tốn nhiều công sức mà không thành", liệu ông có tiếp tục cho xây dựng thành trì tại đó nữa hay không? Phải nói rằng, đây là một vị vua có chính kiến, có lòng kiên trì với công việc chung của đất nước, có trách nhiệm, lo lắng cho an nguy của đất nước. Chính vì thế, ông luôn kiên trì tới cùng với những quyết định của mình và thực hiện tới cùng quyết định ấy.
Không chỉ là một người có lòng quyết tâm sắt đá, ông cũng là người luôn biết trọng dụng người tài, biết trọng kẻ sĩ trong xã hội. Khi xây thành nhiều lần không được, ông đã cho người lập đàn cầu đảo mong thánh thần sẽ tới phù hộ cho công việc của mình. Thế nhưng vẫn không có kết quả, cho tới khi có một cụ già từ phương tây tới cửa thành mà than rằng: " Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong được?". Chính vì câu nói này, nhà vua đã vội đón cụ vào trong điện, "vái mà hỏi rằng". Nếu không nặng lòng với non nước, quyết tâm với công việc của mình, trọng người tài giúp ích cho việc nước thì liệu ông - một nhà vua trên cao có phải cúi mình vái một ông già xa lạ hay không? Không chỉ vậy, sau khi nghe tin sẽ được thánh thần giúp đỡ, ông đã thức dậy "chờ đợi" ở cửa đông. Thân là một vị vua trên cao nhưng luôn hết lòng vì dân vì nước. Đến khi gặp được Cao Lỗ, là một thợ làm cung tiễn giỏi, ông cũng đã đón vào cung, dành cho Cao Lỗ vị trí đặc biệt, giao cho việc chế tạo nỏ thần, cùng giúp ông việc nước. Phải nói, An Dương Vương là một vị vua tài đức, luôn sẵn lòng trọng dụng người giúp ích cho đất nước.
Không chỉ vậy, ông cũng là vị vua có tinh thần cảnh giác cao độ, có ý chí chiến đấu mạnh mẽ cùng tài chỉ huy thao lược, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc chiến đấu chống kẻ thù. Chính vì vậy, nhiều lần Triệu Đà ở phương Bắc mang quân đánh chiếm Âu Lạc đều bị An Dương Vương đánh bại. Đó chính là kết quả từ việc xây dựng Loa thành kiên cố cùng với việc có tinh thần cảnh giác cao độ và vũ khí sẵn sàng.
Tóm lại ta thấy rằng, An Dương Vương là một vị vua anh minh, có tài thao lược, có tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, đồng thời luôn có lòng cảnh giác cao độ với kẻ thù. Chính vì những phẩm chất đó, ông đã được sự ủng hộ của nhân dân và cả thần linh trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước của mình.
Thế nhưng, sau chiến thắng trước kẻ thù mạnh, có được thành trì Loa thành vững chãi cùng vũ khí lợi hại, ông đã mắc phải những sai lầm quan trọng khiến cho mình rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Đó là sự tự phụ và mất cảnh giác với kẻ thù. Như chúng ta thấy rằng, sau chiến thắng với Triệu Đà, An Dương Vương đã ngày càng trở nên tự phụ. Ông coi mình có "nỏ thần", một lần bắn ra trăm mũi tên, khiến cho quân giặc khiếp hãi thì chúng sẽ không tấn công Âu Lạc nữa. Chính sự tự phụ ấy đã khiến ông phải trả một cái giá đắt: Đất nước rơi vào tay kẻ thù, gia đình phải ly tán đau đớn. Ông luôn cho rằng có nỏ thần thì quân địch sẽ không dám tiến đánh Âu Lạc mà không hề nghi ngờ, cảnh giác được âm mưu thâm hiểm của kẻ thù. Đến khi quân địch tới chân Loa thành, ông vẫn tự phụ cho rằng: " Đà không sợ nỏ thần hay sao?" mà không hề biết rằng nỏ thần đã bị con rể đánh tráo.
Cũng chính vì lòng tự phụ, tự mãn ấy của bản thân mình, An Dương Vương đã lơi lỏng cảnh giác. Ông đã chấp nhận dễ dàng lời cầu hòa của Triệu Đà mà không hề nghi ngờ âm mưu mà hắn dựng lên phía sau đó. Hơn thế, ông còn chấp nhận gả con gái của mình cho con trai của kẻ thù và còn để hắn ở rể tại Loa thành. Có lẽ sự tự tin thái quá trước kẻ thù, sự mất cảnh giác, những sai lầm liên tiếp ấy chính là những nguyên nhân gây ra sự đại bại của Âu Lạc. An Dương Vương đã mất cảnh giác, lơi lỏng tới mức uống say để kẻ thù có cơ hội đánh tráo cả báu vật quốc gia. Ông đã quá tin tưởng con rể vốn là con trai của kẻ thù mà gây ra thảm kịch cho cả Âu Lạc.
Đến khi nhận ra tình thế không thể cứu vãn, bị giặc đuổi giết, An Dương Vương cũng chỉ biết đường trốn tránh mà không dám suy xét, đương đầu với kẻ thù. Sự tự mãn, tự phụ đã khiến ông mất đi tất cả! Nó khiến ông không nhận ra được mưu kế cũng như không đánh giá đúng thực lực của kẻ thù để rồi phải nhận lấy thất bại nặng nề. Cũng chính sai lầm to lớn ấy của ông khiến ông phải chính tay mình giết chết con gái ruột - người thân ruột thịt của mình. Đây là một hình phạt đau đớn nhất mà ông phải nhận khi đã buông lỏng cảnh giác với kẻ thù, gây nên những cảnh lầm than cho vương quốc. Dù sau này, ông được thần Kim Quy cứu rồi cầm sừng tê tê rẽ nước xuống biển rồi biến mất. Nhưng sự bất tử đó của ông lại đánh dấu sự kết thúc của đất nước Âu Lạc.
Tóm lại ta có thể thấy ở đây, An Dương Vương hiện lên là một vị vua thông thạo việc trị nước, có lòng thương dân, có tài có đức, là một vị vua anh minh sáng suốt. Thế nhưng chỉ vì một phút lơi lỏng cảnh giác với kẻ thù đã khiến ông mất đi tất cả, kết thúc một triều đại do ông dựng xây lên. Đó là bài học to lớn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu thời sau: Phải luôn cảnh giác trước kẻ thù xâm lược.
Kết thúc câu chuyện là cái chết của con gái An Dương Vương - Mị Châu. Đó là một kết thúc buồn nhưng đó là hình phạt thích đáng dành cho An Dương Vương khi chính ông đã tự tay đánh mất đất nước của mình. Bằng hình ảnh đi vào bất tử của ông, nhân dân muốn bày tỏ lòng thương tiếc với vị vua tài giỏi, đã có công dựng xây và bảo vệ đất nước, non sông.
Kho tàng truyện dân giaN Việt Nam là nơi đúc kết kinh nghiệm cũng như lưu giữ những giá trị lịch sử, đặc biệt là thể loại truyền thuyết. Ở thể loại này, chúng ta không thể không nhắc tới truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy". Bởi đây là một câu chuyện nhắc nhở chúng ta bài học về dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta tìm hiểu về một vị vua anh minh, tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng - An Dương Vương.
An Dương Vương là vị vua có công xây dựng và lập ra đất nước Âu Lạc. Suốt cả cuộc đời của mình, ông đã tạo dựng được những điều lớn lao mà không phải ai cũng có thể làm được. Thế nhưng, vì một chút tự tin thái quá, tin tưởng người con rể - nội gián - con trai của kẻ thù, cùng với sự tự phụ, tự mãn, ông đã khiến sự nghiệp cả đời mình dựng lên sụp đổ và cũng làm tan vỡ cả hạnh phúc của gia đình.
Trước hết, ta thấy ở An Dương Vương là một vị vua có tài có đức, biết trọng dụng người tài, biết nhìn xa trông rộng, có tài thao lược nên nhận được sự ủng hộ của muôn dân và cả thần linh. Nói ông là một vị vua có tài bởi vì chính ông là người đã gây dựng sự nghiệp của mình bằng việc lập ra đất nước Âu Lạc - đất nước mà do ông làm chủ. Mặc dù có nhiều người tài trong xã hội lúc bây giờ nhưng liệu mấy ai có đủ chí khí, tài năng mà đứng lên lãnh đạo để lập ra một đất nước của riêng mình? Nếu không có tài thao lược dẫn dắt, có đức năng hợp lòng dân thì liệu có thể xây dựng được cho mình một đế chế riêng như vậy chăng?
Không chỉ vậy, ông còn tỏ ra là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Bởi khi đó, nước ta chỉ là một vương quốc nhỏ ở phía Nam, thường xuyên bị các cường quốc bên cạnh nhòm ngó. Chính vì vậy, ông đã tìm kiếm một vùng đất để xây dựng một thành trì vững chãi chống lại quân thù. Nơi vùng đất ông chọn là vùng Phong Khê, Đông Anh ngày nay, ông lệnh cho quân lính của mình xây dựng một thành trì vững chắc có hình xoáy ốc, bên ngoài đào hào sâu, nhằm chống lại những cuộc tấn công của kẻ thù. Ngoài ra, ông cũng luôn chuẩn bị vũ khí (nỏ thần) để nghênh chiến kẻ thù bất cứ lúc nào. Nếu như không phải là một vị vua anh minh, biết nhìn xa, thì liệu An Dương Vương có thể có được những quyết định đúng đắn như vậy hay không?
Hơn thế, An Dương Vương còn là một người luôn có lòng kiên trì, quyết tâm hoàn thành công việc, dù việc đó có khó khăn đến thế nào đi nữa. Tương truyền, An Dương Vương cho "xây thành ở đất Việt Thường, nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy", "xây nhiều lần những cứ bị sập đổ, tốn nhiều công sức". Thế nhưng, không nản lòng, ông vẫn tiếp tục cho xây dựng thành trì trên mảnh đất ấy. Nếu như là một người dễ dàng nản chí, chịu thất bại thì liệu sau bao nhiêu lần sập đổ, "tốn nhiều công sức mà không thành", liệu ông có tiếp tục cho xây dựng thành trì tại đó nữa hay không? Phải nói rằng, đây là một vị vua có chính kiến, có lòng kiên trì với công việc chung của đất nước, có trách nhiệm, lo lắng cho an nguy của đất nước. Chính vì thế, ông luôn kiên trì tới cùng với những quyết định của mình và thực hiện tới cùng quyết định ấy.
Không chỉ là một người có lòng quyết tâm sắt đá, ông cũng là người luôn biết trọng dụng người tài, biết trọng kẻ sĩ trong xã hội. Khi xây thành nhiều lần không được, ông đã cho người lập đàn cầu đảo mong thánh thần sẽ tới phù hộ cho công việc của mình. Thế nhưng vẫn không có kết quả, cho tới khi có một cụ già từ phương tây tới cửa thành mà than rằng: " Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong được?". Chính vì câu nói này, nhà vua đã vội đón cụ vào trong điện, "vái mà hỏi rằng". Nếu không nặng lòng với non nước, quyết tâm với công việc của mình, trọng người tài giúp ích cho việc nước thì liệu ông - một nhà vua trên cao có phải cúi mình vái một ông già xa lạ hay không? Không chỉ vậy, sau khi nghe tin sẽ được thánh thần giúp đỡ, ông đã thức dậy "chờ đợi" ở cửa đông. Thân là một vị vua trên cao nhưng luôn hết lòng vì dân vì nước. Đến khi gặp được Cao Lỗ, là một thợ làm cung tiễn giỏi, ông cũng đã đón vào cung, dành cho Cao Lỗ vị trí đặc biệt, giao cho việc chế tạo nỏ thần, cùng giúp ông việc nước. Phải nói, An Dương Vương là một vị vua tài đức, luôn sẵn lòng trọng dụng người giúp ích cho đất nước.
Không chỉ vậy, ông cũng là vị vua có tinh thần cảnh giác cao độ, có ý chí chiến đấu mạnh mẽ cùng tài chỉ huy thao lược, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc chiến đấu chống kẻ thù. Chính vì vậy, nhiều lần Triệu Đà ở phương Bắc mang quân đánh chiếm Âu Lạc đều bị An Dương Vương đánh bại. Đó chính là kết quả từ việc xây dựng Loa thành kiên cố cùng với việc có tinh thần cảnh giác cao độ và vũ khí sẵn sàng.
Tóm lại ta thấy rằng, An Dương Vương là một vị vua anh minh, có tài thao lược, có tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, đồng thời luôn có lòng cảnh giác cao độ với kẻ thù. Chính vì những phẩm chất đó, ông đã được sự ủng hộ của nhân dân và cả thần linh trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước của mình.
Thế nhưng, sau chiến thắng trước kẻ thù mạnh, có được thành trì Loa thành vững chãi cùng vũ khí lợi hại, ông đã mắc phải những sai lầm quan trọng khiến cho mình rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Đó là sự tự phụ và mất cảnh giác với kẻ thù. Như chúng ta thấy rằng, sau chiến thắng với Triệu Đà, An Dương Vương đã ngày càng trở nên tự phụ. Ông coi mình có "nỏ thần", một lần bắn ra trăm mũi tên, khiến cho quân giặc khiếp hãi thì chúng sẽ không tấn công Âu Lạc nữa. Chính sự tự phụ ấy đã khiến ông phải trả một cái giá đắt: Đất nước rơi vào tay kẻ thù, gia đình phải ly tán đau đớn. Ông luôn cho rằng có nỏ thần thì quân địch sẽ không dám tiến đánh Âu Lạc mà không hề nghi ngờ, cảnh giác được âm mưu thâm hiểm của kẻ thù. Đến khi quân địch tới chân Loa thành, ông vẫn tự phụ cho rằng: " Đà không sợ nỏ thần hay sao?" mà không hề biết rằng nỏ thần đã bị con rể đánh tráo.
Cũng chính vì lòng tự phụ, tự mãn ấy của bản thân mình, An Dương Vương đã lơi lỏng cảnh giác. Ông đã chấp nhận dễ dàng lời cầu hòa của Triệu Đà mà không hề nghi ngờ âm mưu mà hắn dựng lên phía sau đó. Hơn thế, ông còn chấp nhận gả con gái của mình cho con trai của kẻ thù và còn để hắn ở rể tại Loa thành. Có lẽ sự tự tin thái quá trước kẻ thù, sự mất cảnh giác, những sai lầm liên tiếp ấy chính là những nguyên nhân gây ra sự đại bại của Âu Lạc. An Dương Vương đã mất cảnh giác, lơi lỏng tới mức uống say để kẻ thù có cơ hội đánh tráo cả báu vật quốc gia. Ông đã quá tin tưởng con rể vốn là con trai của kẻ thù mà gây ra thảm kịch cho cả Âu Lạc.
Đến khi nhận ra tình thế không thể cứu vãn, bị giặc đuổi giết, An Dương Vương cũng chỉ biết đường trốn tránh mà không dám suy xét, đương đầu với kẻ thù. Sự tự mãn, tự phụ đã khiến ông mất đi tất cả! Nó khiến ông không nhận ra được mưu kế cũng như không đánh giá đúng thực lực của kẻ thù để rồi phải nhận lấy thất bại nặng nề. Cũng chính sai lầm to lớn ấy của ông khiến ông phải chính tay mình giết chết con gái ruột - người thân ruột thịt của mình. Đây là một hình phạt đau đớn nhất mà ông phải nhận khi đã buông lỏng cảnh giác với kẻ thù, gây nên những cảnh lầm than cho vương quốc. Dù sau này, ông được thần Kim Quy cứu rồi cầm sừng tê tê rẽ nước xuống biển rồi biến mất. Nhưng sự bất tử đó của ông lại đánh dấu sự kết thúc của đất nước Âu Lạc.
Tóm lại ta có thể thấy ở đây, An Dương Vương hiện lên là một vị vua thông thạo việc trị nước, có lòng thương dân, có tài có đức, là một vị vua anh minh sáng suốt. Thế nhưng chỉ vì một phút lơi lỏng cảnh giác với kẻ thù đã khiến ông mất đi tất cả, kết thúc một triều đại do ông dựng xây lên. Đó là bài học to lớn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu thời sau: Phải luôn cảnh giác trước kẻ thù xâm lược.
Kết thúc câu chuyện là cái chết của con gái An Dương Vương - Mị Châu. Đó là một kết thúc buồn nhưng đó là hình phạt thích đáng dành cho An Dương Vương khi chính ông đã tự tay đánh mất đất nước của mình. Bằng hình ảnh đi vào bất tử của ông, nhân dân muốn bày tỏ lòng thương tiếc với vị vua tài giỏi, đã có công dựng xây và bảo vệ đất nước, non sông.