Phân tích người đàn bà hàng chài qua đoạn trích : mong các chú cán bộ thông cảm.....con tôi chúng nó được ăn nó. "Các bạn phân tích _*đúng đoạn*_này hộ mk nha vote 5* .cảm ơn nhé"

2 câu trả lời

Nhắc đến những cây bút tiên phong cho thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam không thể không kể đến nhà văn Nguyễn MInh Châu. Mỗi tác phẩm của ông đều đem đến những cái nhìn, những triết lý sống vô cùng sâu sắc. Ông viết được rất nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến những bài phê bình hay đặc sắc. Trong đó truyện ngắn " Chiếc thuyền ngoài xa" được sáng tác năm 1987 - tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông vừa tự sự nhưng thấm đẫm triết lý.

Đọc truyện ngắn chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ấn tượng sâu sắc với người đàn bà hàng chái. Người đàn bà đó có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhất của một người phụ nữ của gia đình. Làm nổi bật lên những phẩm chất của người đàn bà hàng chài Nguyễn Minh Châu đã đặt người đàn bà đó vào một hoàn cảnh éo le. Mà đặc biệt trong đoạn "Mong các chú cán bộ thông cảm... con tôi chúng nó được ăn no" làm bật lên được những vẻ đẹp phẩm chất.

Người đàn bà hàng chài được hiện lên qua cái nhìn của người nhiếp ảnh Phùng. Ông đã chứng kiến một cảnh không đẹp lắm đó là người đàn bà hàng chài bị chồng mình đánh. Vậy nên Phùng và Đẩu- người bạn của Phùng, đã muốn giúp đỡ người đàn bà đó thoát khỏi những bạo lực gia đình. Nhưng khi gặp người đàn bà hàng chài được trò chuyện thì Phùng đã không nhận được sự đồng ý giúp đỡ. Hành động từ chối này khiến nhiều người ngỡ ngàng nhưng lại rất hợp lý với một người phụ nữ với tình yêu thương gia đình vô hạn như vậy.

Dù người đàn bà đó có xấu xí, thô kệch như thế nào thì vẫn luôn có một tình yêu thương con. Chị không dám bỏ chồng chỉ vì các con của mình. Không muốn nhìn thấy các con bơ vơ, đến lúc đó cuộc sống lại càng khổ cực hơn gấp bội bây giờ. Vì muốn giữ cho các con có cuộc sống tốt hơn giữ cho các con một mái nhà cỏ đủ cả cha và mẹ nên người đàn bà ấy đã nhẫn nhịn, chịu đựng. Điều mà hạnh phúc nhất đối với người đàn bà hàng chài đó là nhìn thấy những đứa con được ăn no. Đó tưởng chừng là điều đơn giản với nhiều người nhưng với người đàn bà hàng chài thì đó là điều khiến chị hạnh phúc nhất, nên đã quên được hạnh phúc của bản thân chỉ mong các con được hạnh phúc, ấm no.

Không chỉ yêu thương con mà người phụ nữ ấy còn có đức hi sinh. Hi sinh, chịu đựng mọi đau khổ về thể xác lẫn tinh thần. Bị bạo hành " ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" nhưng không dám bỏ chồng mà chấp nhận tất cả để mong một điều duy nhất là các con vui vẻ, hạnh phúc mà sống.

Vậy nên chị lúc nói chuyện với Đẩu và Phùng đã mong hai người thông cảm cho hoàn cảnh và sự lựa chọn của chị. 

Dù là người phụ nữ trong thời đại nào, trong hoàn cảnh nào thì họ vẫn toát lên những phẩm chất cao quý đáng được ngưỡng mộ. Nhà văn Nguyễn MInh Châu đã đưa hiện thực cuộc sống, đó là hiện thực của rất nhiều phụ nữ, họ cũng chọn cách sống như người đàn bà hàng chài.

A, MB

- giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu: nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông có khối lượng sáng tác đồ sộ với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. 

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1987 là tác phẩm in đậm phong cách tự sự, triết lý của nhà văn Nguyễn Minh Châu . Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của 1 nghệ sĩ nhiếp ảnh: Phùng và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

- Trong truyện, một trong những nhân vật mà gây ấn tượng với em đó chính là người đàn bà hàng chài. Ở người đàn bà hàng chài, em thấy được những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ của gia đình, đặc biệt là trong đoạn trích từ chỗ "Mong các chú cán bộ thông cảm... con tôi chúng nó được ăn no"

B, TB

Đoạn trích này là khi người đàn bà hàng chài được triệu tập lên chỗ của Đẩu và Phùng để nhận được sự giúp đỡ của chính quyền thoát khỏi bao lực gia đình. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ ngay lập tức đồng ý sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu nhưng ngược lại, chị từ chối. Hành động từ chối tưởng chừng như vô lý với người khác nhưng nó lại thấu tình hợp lý của một người phụ nữ yêu gia đình.

1, Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ có tình yêu thương con.

- Qua lời phân tích của chị với Phùng và Đẩu, người đọc có thể hiểu được là người phụ nữ ấy là vì các con mới không dám bỏ chồng. Vì bỏ chồng thì các con sẽ bơ vơ, và còn khổ hơn hiện tại nữa. Hiện giờ trên thuyền có cả đàn ông và phụ nữ mà nuôi mấy chục đứa con cũng đã rất khổ rồi. Nếu như chị bỏ chồng thì các con sẽ bơ vơ không nơi nương tựa.

- Chắc chắn, người phụ nữ ấy đứng giữa sự giằng xé giữa hạnh phúc cá nhân và các con. Và tất nhiên, với người phụ nữ ấy, sự ưu tiên của các con chính là số 1.

- Đặc biệt nhất, người đàn bà hàng chài cũng từng nói "Hạnh phúc nhất là nhìn các đứa con tôi được ăn no".

- Có thể nói, các đứa con chính là sinh mệnh, niềm vui và cuộc đời của người phụ nữ ấy. Người phụ nữ có thể vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng

2, Người phụ nữ hàng chài là người phụ nữ có đức hy sinh

- Người đàn bà hàng chài coi các con chính là cả cuộc đời của mình, vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng đi tìm hạnh phúc riêng, chấp nhận cuộc sống khổ sở vì các con cần cả cha và mẹ

3, Người phụ nữ hàng chài là người phụ nữ suy tính cho chuyện tương lai.

- Người đàn bà hàng chài vì nghĩ tương lai của các con nên ko dám bỏ chồng. Cả vợ và chồng cùng nuôi con còn không kham nổi, nữa là bỏ chồng để các con bơ vơ ai nuôi.

- Chính vì vậy, chị mong cán bộ thông cảm cho mình vì lựa chọn của chị chính là vì các con của mình được hạnh phúc chứ chị chẳng hề suy tính cho hạnh phúc cá nhân của mình.

C, KB

Tóm lại, người đàn bà hàng chài là người phụ nữ dù có ngoại hình xấu xí, lam lũ nhưng lại là người có nhiều phẩm chất đáng quý tốt đẹp. Tuy nhiên, người đọc cảm nhận được một giá trị hiện thực mà tác giả gửi gắm, đó chính là hiện thực khổ sở của người phụ nữ ấy, cam chịu vì hoàn toàn bế tắc.