Phân tích mối quan hệ giữa đấu tranh ngoại giao và quân sự ? Help me
2 câu trả lời
- Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều nhằm mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc. Tuy nhiêu trong mối quan hệ đó, mỗi mặt trận đấu tranh lại có vai trò khác nhau.
+ Thắng lợi quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Ta không thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán nếu không có thắng lợi trên chiến trường, nếu chưa đập tan được ý chí xâm lược của kẻ thù. Thắng lợi quân sự tạo tiếng vang cho đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
+ Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở với đấu tranh quân sự. Phản ánh thắng lợi trên chiến trường và xu thế của cuộc chiến tranh.
Xin ctlhn ạ!
- Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều nhằm mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc. Tuy nhiêu trong mối quan hệ đó, mỗi mặt trận đấu tranh lại có vai trò khác nhau.
+ Thắng lợi quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Ta không thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán nếu không có thắng lợi trên chiến trường, nếu chưa đập tan được ý chí xâm lược của kẻ thù. Thắng lợi quân sự tạo tiếng vang cho đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
+ Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở với đấu tranh quân sự. Phản ánh thắng lợi trên chiến trường và xu thế của cuộc chiến tranh. Tuy nhiên đấu tranh cũng có tính độc lập tương đối, nó giúp phát huy yếu tố chính nghĩa của cuộc kháng chiến và thắng lợi quân sự trên chiến trường, chủ động phối hợp với các lực lượng hòa bình thếgiới và phản đối chiến tranh của nhân dân chính quốc để tiến công đối phương trên bàn đàm phán, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, cô lập kẻ thù, đồng thời trực tiếp đàm phán, kí kết văn bản, hiệp định quốc tế tạo ra "cơ sở pháp lý" vững chắc, buộc đối phương phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản và chấm dứt chiến tranh với ta.
- Sự kết hợ giữa quân sự và ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
+ Bước vào đông xuân 1953-1954, TDP chuẩn bị thực hiện kế hoạch Navar. Để làm thất bại kế hoạch này, Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng đề ra chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược, đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta tạo điều kiện để ta tiêu diệt thêm 1 bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng đất đai, giải phóng dân chúng.
+ Đồng thời với tiến công quân sự. Đảng và chính phủ cũng chủ trương kết hợp với đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết cuộc đấu tranh Đông Dương bằng con đường hòa bình. Tháng 1/1953.Chủ tịch HCM tuyên bố: " Nếu chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay,muốn đi đến đình chiến ở VN bằng thương lượng và giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng con đường hòa bình thì nhân dân và chính phủ VN sẵn sàng tiếp ý muốn đó" Tuyên bố trên của Chủ tịch HCM mở đường đi tới 1 hội nghị đàm phán hòa bình.
+ Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 làm cho kế hoạch Navar không thể thực hiện được theo dự kiến. Hội nghị ngoại trưởng 4 nước (LX. Mĩ, Anh Pháp) họp tại Beclin (1/1954), thỏa thuận sẽ triệu tập 1 hội nghị quốc tế tại Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Tuy nhiên Pháp vẫn muốn nuôi hi vọng kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, nền tăng cường xây dựng ĐBP thành 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ĐD, một cãi bẫy nhằm thu hút chủ lực Việt Minh tới đó để tiêu diệt . Đẻ đạp tan hoàn toàn cố gắng của Pháp. Đầu tháng 12/1953 Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch ĐBP. Trung ương Đảng và chủ tịch HCM chỉ rõ: " Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân dân t, đánh thắng chiến dịch này có ỹ nghĩa quân suwh và chính trị quan trọng".
+ Ngày 7/5/1954, quân đội và nhân dân VN đã giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch ĐBP, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của TDP làm xoay chuyển cụ diện chiến tranh tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Giơnevơ về ĐD (từ 8/5/1954 -> 21/7/1954). Kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài anh dũng của dân tộc . Buộc các nước tham dự hội nghị phải cam kết công nhận các quyền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Với hiệp định này, buộc Pháp phải chấm dứt hoàn toàn chiến tranh xâm lược, lập lại hòa bình ở ĐD và rút quân về nước.