Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà

2 câu trả lời

.

Văn học muôn đời là nỗi hoài vọng, nỗi khát khao của nhân loại hướng về cái Đẹp. Tuy nhiên ở mỗi người nghệ sĩ quan niệm về cái Đẹp lại khác nhau. Nam Cao cho rằng cái Đẹp là cái Chân, với Nguyên Hồng cái Đẹp gắn với cái thiện, Nguyễn Ngọc thì say sưa truy tìm cái đẹp trong cái Hùng, duy chỉ có Nguyễn Tuân "suốt đời đi tìm cái đẹp" trong nghĩa thuần khiết của nghệ thuật. Tác phẩm của | Nguyễn Tuân là bản hợp ca hòa tấu của cái Đẹp và bản thân Nguyễn Tuân là "một cái định nghĩa về người nghệ sĩ". Trong cuộc sống Nguyễn Tuân không giống với ai và trong văn chương cũng thế. Ông không chỉ là người sống hết lòng với cuộc đời mà còn nặng nợ với nghiệp văn, coi đó là một thứ "lao động nghiêm túc và khổ hạnh", là sự vắt kiệt tinh hoa và tâm huyết như con ong làm mật, như con trai xót lòng tạo ngọt cho đời. Một trong những bức “Tờ hoa” diễm lệ mà Nguyễn Tuân chưng cất từ tình yêu, tài năng và công phu chữ nghĩa của mình là tùy bút “NLĐSD”. Độc đáo trong ngòi bút Nguyễn Tuân được thể hiện rất rõ trong việc xây dựng thành công hình tượng người lái đò sông Đà trong thiên tùy bút cùng tên của ông.

Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp ẩn tàng trong những trang văn “là cảm xúc mạnh, là hơi thở nồng” (Nguyễn Đăng Mạnh) của cái tôi trữ tình nghệ sĩ mang khát vọng cuồng nhiệt, muốn biến những trang văn thành trang hoa lộng lẫy, yêu kiều, vừa mê hoặc, vừa thách đố người đọc. Được biết tới trong nền VHVN với hình ảnh của một người nghệ sĩ ngông nghênh, kiêu bạc, dùng cả cuộc đời của mình để theo đuổi chủ nghĩa xê dịch, đi một lối đi riêng biệt trong văn chương, Nguyễn Tuân đã bê nguyên bản ngã của đời mình in đậm lên từng tác phẩm, từng hình tượng. Và ông lái đò là một hình tượng như vậy. Tác phẩm “NLĐSĐ được rút ra từ tập tùy bút “Sông Đà” – thành quả của chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của nhà văn để tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa”. Kể từ tác phẩm ra đời, nhiều nghệ sĩ cũng đã tìm đến với sông Đà nhưng có lẽ chưa ai vượt được Nguyễn Tuân trong việc biến vùng sống nước ấy thành “ một niền gợi cảm mênh mang”. Đó thực sự là một trang viết in đậm một bản ngã độc đáo, một cái tôi nhạy cảm, một óc tượng tượng phong phú và khả năng dùng từ của một bậc “phù thủy ngôn từ”. Tất cả điều đó được thể hiện ở đoạn văn miêu tả hình tượng ông Đò.

Như lời nhận xét mở đầu trang văn, nếu vẻ đẹp thiên nhiên đối với Nguyễn Tuân là “vàng” thì phải vẻ đẹp của con người là “vàng 10” bội phần quý giá. Chất vàng mười ấy đã được Nguyễn Tuân tìm thấy trong hình ảnh người lái đò bình dị mà rất đỗi anh hùng. Lật từng trang viết của Nguyễn Tuân ta biết được ông đò sinh ra ở Lai Châu và lớn lên bên bờ sông Đà, đã gắn bó phần lớn cuộc đời của mình với sông Đà. Sông nước là quê hương, là một phần máu thịt đã trở thành tình yêu, thành ý nghĩa của cuộc đời ông. Là nhân vật trung tâm của cả thiên tùy bút nhưng Nguyễn Tuân không gọi người lái đò bằng bất cứ cái tên cụ thể nào mà ông được gọi tên bằng chính nghề nghiệp của mình. Điều này đã tạo nên sức khái quát cho hình tượng. Ông chính là đại diện cho đông đảo người lao động ở vùng Tây Bắc xa xôi của Tổ Quốc đang từng ngày từng giờ lao động hăng say cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. Công việc đó đối với họ đã trở thành lẽ sống, thành đam mê.

Trong cảm hứng ngợi ca đậm chất lãng mạn, Nguyễn Tuân đã vẽ lên ngoại hình người lái đò vừa phảng phất bóng dáng của một người anh hùng trận mạc vừa mang vẻ đẹp dung dị đời thường. Ông đò Lai Châu năm nay đã gần 70 tuổi, ông làm nghề lái đò đã được 10 năm và thôi làm đò đã đôi chục năm nay. Mặc dù đã nghỉ hưu và ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn giữ nguyên dáng vẻ khỏe khoắn, tráng kiện với "cái đầu quoắc được đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun", "đôi cánh tay vô cùng trẻ trung tới mức nếu bịt cái đầu bạc đang nói đi không ai không lầm mà tưởng rằng mình đang đứng trước một chàng trai". Cuộc sống lao động và chiến đấu trên sông nước đã tôi luyện cho ông một thân thể cường tráng vượt tuổi tác và cũng chính cuộc sống ấy đã in hằn lên thân thể ông những dấu ấn nghề nghiệp không thể trộn lẫn: "tay ông lêu nghêu như cái sào", "chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuynh gò lại như kẹp lấy cái quần lái tưởng tượng", giọng ông ào ào như tiếng nước trên mặt sông, "nhỡn giới ông vòi voi như lúc nào cũng mong một cái tên xa trong sương mù". Điều đó đã mang đến vẻ đẹp của những người lao động đời thường. Và đặc biệt ở bên ngực ông mầm lên một khoang củ nâu - dấu vết đầu con sào để lại mà bằng cái nhìn rất mực trân trọng, Nguyễn Tuân đã tôn vinh nó là "hình ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò sông Đà". Có thể thấy Nguyễn Tuân đã chạm khắc nhân vật của mình bằng những đường nét sắc sảo và ấn tượng. Phải có vốn sống và sự hiểu biết thường tận về người lao động và nghề chèo đò thì nhà văn mới có những chi tiết của chính xác của sống động đến thế.

Ông lái đò hiện lên trên trang văn của Nguyễn Tuân như là một người lao động trí dũng với một niềm đam mê sông nước mãnh liệt và chính đam mê ấy đã giúp ông đò chiến thắng thiên nhiên hung bạo. Với hơn 10 năm lái đò, hơn 100 lần cầm lái ông đò đã trở thành một tay lái lão luyện am hiểu tường tận về dòng sông của mình. Trí nhớ của ông đã được rèn luyện cao độ để nhớ tỉ mỉ như đanh đóng cột vào làm tất cả các luồng nước dữ. Sông Đà như một thiên trường ca mà ông đã "thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng". Cuộc sống gắn bó với sông nước đã trở thành niềm đam mê và việc vượt thác đã trở thành lẽ

sống của ông. Ông Đồ chỉ thấy con sông đậm đà từ chợ Bờ trở ngược. Về xuôi, hết đá, hết thác, ông lại thấy dại tay, dại chân và buồn ngủ.

Là nhà văn uyên bác, tài hoa Nguyễn Tuân luôn tiếp cận sự vật và con người ở phương diện văn hóa và thẩm mỹ để từ đó say mê truy tìm cái đẹp còn ẩn giật. Với quan điểm nghệ thuật như thế nhà văn đã xây dựng hình tượng người lái đò sông Đà vừa như một người anh hùng trên sông nước vừa như một người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. Cái Hùng và cái Mĩ hòa quyện làm nên vẻ đẹp đặc sắc của nhân vật. Toàn bộ vẻ đẹp đó đã bộc lộ trọn vẹn khi đặt nhân vật vào một thử thách có tính chất sinh tử. Đó là trận quyết đấu trên chiến trường Đà Giang. Nghệ thuật đối lập, tương phản được sử dụng hiệu quả để nâng cao tầm vóc con người: một bên là "dòng thác hùm beo, hồng hộc tế mạch trên sông đá", "một bên là người lái đò sông Đà trên chiếc thuyền đuổi én mỏng manh với vũ khí là cán chèo trên cánh tay mình". Cuộc chiến thoạt tưởng không cân sức nhưng bằng tài năng và lòng dũng cảm con người đã buộc thiên nhiên phải quy hàng.

Hình tượng người lái đò sông Đà hiện lên trong tâm trí người đọc như một dũng tướng trong cuộc vượt trùng vị thạch trận. Trong cuộc vượt thác này nhà văn đã sử dụng nhiều ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, đã tung ra cả kho ngôn ngữ giàu có, đã vận dụng con mắt và kĩ thuật của nhiều ngành khác nhau đặc biệt là ngành hội họa, điện ảnh, quân sự để giúp người đọc hình dung đó không đơn thuần là một cuộc vượt thác mà là một cuộc chiến đấu cuộc "chiến tranh", một trận thủy chiến trên sông nước và giang. Trong trận thủy chiến, đã có những lúc thác nước sông Đà mưu mô xảo quyệt tới mức như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái thúc gối vào bụng và hông thuyên. Ông lái đò lúc bấy giờ đã bị thương vẫn nhất định giữ lấy mái chèo, hai chân kẹp chặt buồng lái, với ông "cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cũng như cưỡi hổ". Ông "nắm chặt lấy bờm sóng, đúng guồng rồi ông đò ghì cương mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá". Tuy nhiên gian nan mới tỏ mặt anh hào” giữa một trời nước vang trời thanh la não bạt, ta vẫn nghe thấy tiếng chỉ huy ngắn gọn của người cầm lái. Ông lái đò như một vị chiến tướng tài ba, dù đặt vào tình thế hiểm nguy nhưng vẫn không hề nao núng, không hề mất đi sự bình tĩnh đến kì lạ và có sức mạnh chịu đựng vô song. Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng đã cho thấy được khí phách vẻ đẹp của người lái đò. Nhưng có lẽ khoảnh khắc đẹp nhất của người lái đò lại nằm ở khúc sau của trận chiến cam go ấy. Sau trùng vy thứ nhất, con sông đã thay đổi chiến thuật. Vòng đầu mở ra năm của trận, trong đây có bốn cửa tử, một cửa sinh nằm ở phía tả, vòng hai nhiều cửa tử hơn và cửa sinh lại chuyển sang phía hữu, sang đến vòng cuối, ít cửa hơn, hai bên tả hữu đều là luống chết chỉ còn một lối đi ở chính giữa. Ta thấy rõ Nguyễn Tuân đã tung một đạo binh ngôn từ hùng hậu để miêu tả cho thật hấp dẫn và hùng tráng cuộc thuỷ chiến mà ở đó ông đò đã phá tan ba cửa ải nước trùng vị thạch trận mà sông Đà bày ra. Con thuyền mong manh đối diện với dòng nước “ hung bạo đang hồng hộc tế mạnh” trong khi đó ông đò với một sự dũng cảm và tài trí phi thường đã cứng tay chèo vượt qua hết trùng vị này đến trùng vị khác, giành thế chủ động bởi ông đã nắm chắc trong lòng bàn tay bình pháp của thần sống thần đá, thuộc lòng từng dấu chấm than, chấm câu và đoạn xuống dòng. Ông đò cưỡi lên thác ghềnh sông Đà như một lão tướng dày dặn kinh nghiệm, đè sắn lên sóng, nắm chặt bờm sóng mà thuần phục dòng sông hung bạo. Chính ông đã khiến cho viên đá tướng mặt mày tiu nghỉu xanh lè thất vọng, chính ông tài trí và kinh nghiệm của mình đã chỉ huy con thuyền “như một mũi tên tre đâm xuyên qua hơi nước”, sông Đà trở thành một khúc tráng ca ngợi ca tài trí của con người.

Với Nguyễn Tuân chữ tài hoa không chỉ để dùng cho người làm nghệ thuật mà còn được dùng để tôn vinh những con người say mê lão luyện trong công việc của mình. Ở ông đò kĩ thuật vượt thác được nâng lên là nghệ thuật. Ông điều khiển con đò uốn lượn giữa dòng nước sông Đà như người họa sĩ điều khiển từng đường cọ, như nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc. Với người ngoài đó quả là một chiến thắng phi thường nhưng với ông lão đó lại là chuyện bình thường không đáng kể. Kết thúc cuộc chiến người lái đò không bán thêm một lời nào về chiến thắng vừa qua nơi cửa nước mà chỉ bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, những cái hầm cá. Chỉ bàn về sự giàu đẹp trù phú của quê hương, đất nước. Chính phong thái ung dung thanh thản điềm nhiên của người lái đò đã gợi cho người đọc nghĩ tới người nghệ sĩ chân chính sau khi vắt kiệt sức mình để tạo nên tác phẩm nhưng không mấy ai tự tán dương thành quả lao động của mình. Và Nguyễn Tuân đưa ra lời nhận xét cuộc sống của họ: “Họ ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... họ nghĩ thế đến lúc ngưng chèo”.

- Trong bài “Nguyễn Tuân - người săn tìm cái đẹp”, Nguyễn Thành nhận xét: Văn chương Nguyễn Tuân có ý nghĩa bất biến từ trước cách mạng đến sau cách mạng tháng Tám đó là tư tưởng suốt đời săn tìm cái tài hoa của con người. Nhưng nếu trước cách mạng những nhân vật mà nhà văn ca ngợi chỉ là những nhân vật hiếm hoi hay đặc tuyển còn vương sót lại thì sau cách mạng đặc biệt với tập tùy bút sông Đà Nguyễn Tuân đã tìm thấy một suối nguồn của cái đẹp phong phú và giàu có hơn. Cái đẹp không có không chỉ có ở con người hiếm hoi kiệt xuất mà còn có ở đại chúng nhân dân. Qua hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân còn gửi gắm giá trị con người. Cái đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng có ở khắp mọi nơi không chỉ ở những kỳ tích mà còn ở việc làm bình dị. Sự anh hùng không chỉ ở nơi mặt trận máu chảy đầu rơi mà còn diễn ra trong lao động. Nhờ lao động nhờ niềm đam mê cháy bỏng với nghề nghiệp con người hoàn toàn có thể viết nên thiên huyền thoại cho cuộc đời mình. Con người dù làm bất cứ nghề nghiệp gì, địa vị ra sao nếu hết lòng cho công việc thì đều đáng trọng, tôn vinh.

       Qua việu miêu tả người lái đò, ta thấy rõ phong cách bút kí tài hoa của nhà văn họ Nguyên, tài hoa uyên bác. Tài hoa là khả năng phô bày một kho ngôn ngữ cực kì phong phú được sử dụng điêu luyện gây hứng thú bất ngờ. Uyên bác thể hiện ở một kho kiến thức rất rộng lớn được phối hợp tài tình khi miêu tả. Điều này khiên văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp sang trọng của sự tổng hoà văn hoá. Đó là lịch sử, địa , điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc, quân sự, võ thuật,... Nghệ thuật tả một cuộc hôn chiên bằng một kho kiến thức quân sự, võ thuật rất ấn tượng phong phú với cả một hệ thống thuật ngữ khái niệm rút từ binh pháp, cửa tử,cửa sinh, đánh vụ hôn, đánh du kích, đánh giáp lá cà... gợi bao hứng thú thẩm mỹ đa dạng, mới lạ cho người đọc. Nhân vật của Nguyễn Tuân , vì vậy luôn được đặt trong những tình huống éo le xưa nay chưa từng có, và có ở chính lúc ấy , họ càng thể hiện được cái phi thường độc đáo của mình.

Văn giới đã từng coi Nguyễn Tuân là một thứ "định nghĩa về người nghệ sĩ". Bản thân ông đã từng được tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng con đường để đạt được vị trí vinh quang đó với Nguyễn Tuân thật gian nan. Đó là cuộc đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ một niềm tin: Cái đẹp - ấy chính là mục đích của nghệ thuật, đi tìm và diễn tả cái đẹp là lẽ sống của người nghệ sĩ. Với tùy bút "Người Lái Đò Sông Đà" Nguyễn Tuân đã đi đến thế giới của cái Đẹp tuyệt đích: cái Đẹp của thiên nhiên, cái Đẹp của con người cùng hòa điệu trong cái Đẹp của văn chương.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm