Phân tích hình ảnh nắm lá ngón trong Vợ chồng A Phủ

1 câu trả lời

MB : - Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm " Vợ chồng A Phủ "

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh lá ngón:

+ Phản ánh đời sống nội tâm đầy mâu thuẫn, phức tạp trong tâm hồn Mị.

+ Làm nổi bật hiện thực đau khổ, số phận bi đát của người phụ nữ vùng cao dưới ách thống trị của cường quyền bạo ngược.

TB : 

1. Khái quát về nhân vật Mị

- Mị vốn là cô gái xinh đẹp và có những phẩm chất tốt đẹp

- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

    + Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”

    + Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

    + Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

 Lá ngón là lá của một dạng cây leo, hoa và quả màu vàng, lá màu xanh, rất độc, ăn chết người. Hình ảnh lá ngón xuất hiện 3 lần trong tác phẩm, mỗi lần mang một ý nghĩa khác nhau, nêu bật đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật Mị qua hai cách phản ứng tưởng chừng như đối lập.

2. Mị ăn lá ngón lần đầu tiên:

- Hoàn cảnh:

+ Mị bị bắt về làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra mà thực chất là làm thân trâu, ngựa. Suốt mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc.

+  Mị trốn về nhà, quỳ lạy bố, chào bố lần cuối.

-  Ý nghĩa của phản ứng:

+ Mị muốn ăn lá ngón để tự kết liễu đời mình khi không đủ khả năng thoát khỏi những xiềng gông vô hình của nhà thống lí. Cô cảm thấy rất vất vả tủi nhục trước ách đô hộ của cường quyền.

+ Là một sự phản kháng của ý thức, biểu hiện một khát khao tự do và hạnh phúc cháy bỏng của tuổi trẻ trong con người Mị.

+ Nhưng Mị đã ném nắm lá ngón xuống đất, Mị không đành lòng chết. Vì chữ hiếu, Mị tiếp tục cuộc sống mà như đã chết.

2.  Mị ăn lá ngón lần thứ hai:

- Hoàn cảnh:

+ ăn lá ngón lại xuất hiện trong đêm tình mùa xuân khu mà tiếng sáo họi bạn tình vang lên. Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ, nhận thức hoàn cảnh thực tại, Mị lại muốn đi chơi nhưng nhận ra sự thật hiện thực phũ phàng đang giam cầm Mị.

-  Ý nghĩa của phản ứng:

+ Tô đậm bi kịch đau khổ mà Mị phải gánh chịu.

+ Là tín hiệu cho thấy ý thức về thân phận chưa bao giờ bị dập tắt hoàn toàn trong Mị. Sức sống trong Mị vẫn âm ỉ, tiềm tàng.

3. Có lúc Mị không còn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử nữa:

- Hoàn cảnh:

+  Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

+  Mị âm thầm cam chịu kiếp sống người – vật trong nhà thống lí.

-  Ý nghĩa của phản ứng:

+ Sức phản kháng trong con người Mị đã bị đè nén đến mức tê liệt.

+ Mị không còn tưởng đến việc ăn lá ngón bởi tâm hồn cô như đã chết.

3. Kết bài

- Tổng kết

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2 lượt xem
1 đáp án
6 giờ trước