phân tích hình ảnh bãi xe tăng hỏng trong chiếc thuyền ngoài xa

2 câu trả lời

Bãi xe tăng hỏng là chi tiết mang nhiều ý nghĩa, dụng ý của tác giả trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa". Trước hết, nó là chứng tích của một thời bom đạn ác liệt, nhân chứng cho một cuộc chiến tranh vùa qua chưa lâu. Hình ảnh chiếc xe tăng gắn liền với những người lính như Phùng, những người đã chiến đấu để mang lại độc lập, tự do, mang đến ánh sáng của 1 cuộc sống mới, cuộc sống do chính nhân dân Việt Nam làm chủ. Chiếc xe oai hùng ngày nào giờ đây đang dần trở nên mục nát, rỉ sét dưới cái mặn mòi của biển cả. Không những thế, bãi xe tăng còn giống như nhân chứng , chứng kiến tất cả cuộc sống của người dân chài, chứng kiến cái vẻ đẹp yên bình và cả những hành động đánh đập vợ của ông chồng sau cái vẻ đẹp huyền ảo, như 1 bức tranh sơn mài của chiếc thuyền ngoài xa.  Hình ảnh người đàn ông đánh vợ, hinh ảnh của bạo lực gia đình chính là được diễn ra sau bãi xe tăng cũ kĩ ấy. Đó còn là 1 cuộc chiến đấu mới ngoài cuộc chiến đấu với quân địch, cuộc chiến đấu với đói nghèo của những người dân lagf chài. Cuộc sống đói nghèo đã gây ra những thảm cảnh, những cảnh gia đình chẳng yên ấm, bạo lực gia đình. Như vậy, thông qua hình ảnh bãi xe tăng hỏng, tác giả NMC đã nêu lên một vấn đề cấp bách, đó là ngăn chặn “chiến tranh tâm hồn”, cuộc đấu tranh chống lại cái ác còn gay gắt và mạnh mẽ hơn cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tài năng của mình Nguyễn Minh Châu đã viết Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này là một tác phẩm thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Đoạn kết tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc đặc biệt là giá trị mà nó mang lại cho chúng ta cho tới tận bây giờ.

Đầu tiên phải kể đến tấm ảnh Phùng đã chụp đã chụp được là cảnh chiếc thuyền lưới vó đang tiến vào bờ. Dưới con mắt cảm nhận của một người nghệ sĩ thì khung cảnh ấy hiện lên thật tuyệt vời không những thế nó mang một vẻ đẹp chân thực và toàn bích. "Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào". "Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Cảnh thật huyền ảo, tinh khôi, tinh khiết như "một bức tranh mực tàu của một danh họa đời cổ".

Sau khi tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy và góp phần nâng cao uy tín cho tác giả của tấm ảnh: "trưởng phòng rất bằng lòng". Tấm ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" có giá trị nghệ thuật cao, được mọi người yêu thích, "được treo rất nhiều nơi nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật". Bộ ảnh ấy xứng đáng với công sức mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bỏ ra trong chuyến đi thực tế của mình. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta cũng nhận ra một điều rằng dưới con mắt của những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng để thưởng thức.

Tuy có một bộ ảnh ưng ý nhưng dường như nhân vật Phùng không bằng lòng với nó vì thực tế những gì Phùng chứng kiến sau đó còn khiến anh ngạc nhiên và có phần hụt hẫng... Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả, nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu... rồi quên lãng! Còn Phùng "mỗi lần ngắm kĩ", nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại "nhìn lâu hơn".

Thông qua đoạn kết chúng ta thấy hiện lên vẻ đẹp cuộc sống đời thường với hình ảnh người đàn bà hàng chài "cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm" cứ hiện lên trong sự gợi nhớ của Phùng sau khi ngắm nhìn vẻ đẹp của bức ảnh. Phùng luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống của gia đình hàng chài, đặc biệt là số phận đáng thương của những người phụ nữ ở vùng biển này. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được.

Cũng qua chính đoạn kết phần nào cho ta thấy cho ta nhận ra một nghịch lí cuộc đời. Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, nhưng họ là số đông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất lầy "bàn chân chị giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật! Và đằng sau bóng dáng thấp thoáng ẩn hiện của người phụ nữ này là trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ. Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh "bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông ...". Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống.

Những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với cuộc sống giản dị đời thường mở ra những tầng nghĩa tầng quan sát mới cũng như mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng.

Bằng những nỗ lực của bản thân, Nguyên Minh Châu đã khắc họa các nhân vật cũng như những triết lí nhân sinh thật rõ nét và sắc sảo. Với lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện nhà văn đã đưa đến cho độc giả nhiều trải nghiệm thú vị. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
7 giờ trước