Phân tích hai trạng thái cảm xúc trên của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Từ đó làm rõ quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống

2 câu trả lời

Nguyễn Minh Châu là nhà văn gắn với những sáng tác thể hiện niềm đam mê đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người Việt Nam. Trong đó, tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" là tiêu biểu cho quan điểm của ông rằng văn học phải gắn bó, gần gũi với cuộc sống. Nhân vật Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có niềm đam mê nghệ thuật, trong chuyến đi công tác của mình, anh đã có được hai phát hiện độc đáo về nghệ thuật và cuộc đời.
Đầu tiên là phát hiện của Phùng về cảnh đẹp trong nghệ thuật. Đó là cảnh đất trời cho "mui thuyền in một nét mơ hồ, loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào". Đối với người nghệ sĩ như anh, cảnh tượng ấy như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, đạt đến độ mẫu mực của nghệ thuật. Từ đường nét đến màu sắc đều hài hoà và lại đẹp hơn nữa khi nhìn qua mắt lưới, tấm lưới. Cái đẹp được cảm nhận qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ với niềm đam mê nên vẻ đẹp ấy càng thêm phần lung linh, huyền ảo. Đứng trước cảnh đẹp ấy, Phùng đã có sự xúc động đến tận cùng, mấy phút đầu anh cảm thấy bối rối, rồi mấy phút sau anh thấy trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Đó là giây phút anh đã phát hiện ra chân lý của sự toàn diện - cái đẹp chính là đạo đức, khi ấy anh đã được sống trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, anh thực sự hạnh phúc khi tìm kiếm được cái đẹp để sáng tạo cho nghệ thuật.Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ Phùng chính là phát hiện về sự thật cuộc đời. Sự thật cuộc sống của người dân hàng chài được hiện ra khi chiếc thuyền tiến sát vào bờ với hình ảnh người đàn ông bà người đàn bà lam lũ. Người đàn bà cao lớn, thô kệch, lưng áo bạc phếch và khuôn mặt đầy mệt mỏi. Người đàn ông với mái tóc tổ quạ, tấm lưng rộng, hai con mắt của lão đầy vẻ độc dữ. Họ lầm lũi bước từ trên thuyền xuống, và chẳng nói chẳng rằng lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, rút chiếc thắt lưng rồi quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Vừa quật vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, mỗi nhát đập là tiếng rên rỉ đau đớn. Kì quái thật, nhưng kì quái hơn là người đàn bà không hề kêu hay chống trả, chạy trốn mà nhẫn nhục chịu trận đòn. Thấy cảnh tượng đó, Phùng vô cùng kinh ngạc, chỉ biết há hốc mồm đứng nhìn, anh sững sờ đến ngỡ ngàng và bất bình vì cuộc đời vẫn tồn tại những ngang trái, đối với anh đây như câu chuyện cổ đầy quái đản.Để có được phát hiện thứ nhất, người nghệ sĩ phải trăn trở tìm kiếm và lựa chọn, cảnh đẹp ở rất xa nhưng vì niềm đam mê và khát vọng cống hiến cho nghệ thuật nên phải đi tìm kiếm. Phát hiện thứ hai lại ở rất gần, ngay bên cạnh cuộc sống mỗi người, nhưng đó lại là sự thật trần trụi và thô ráp, chỉ mang những nỗi khổ đau, bất bình. Đôi khi ta cứ mải miết theo đuổi những thứ xa vời mà bỏ qua những sự thật ngay trước mắt. Ở cả hai phát hiện đều có hình ảnh chiếc thuyền, khi ở ngoài xa, chiếc thuyền là vẻ đẹp của nghệ thuật lung linh, huyền ảo, khi về gần cũng là lúc sự thật cuộc đời hiện ra.

Như vậy, qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, ta đã thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và cuộc sống mà chiếc thuyền chính là hiện thân. Nghệ thuật phải về gần với cuộc sống, ngược lại cuộc sống là chất liệu, nguồn cung cấp cái đẹp cho nghệ thuật, để rồi nghệ thuật quay trở lại làm đẹp cho cuộc đời.

Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320. Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác phẩm chính: Cửa sống (tiểu thuyết, 1967); Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972);... Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được in đậm phong cách tự sự -  triết lý của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị đời thuyền, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Trong truyện, nhân vật Phùng là nhân vật trung tâm, được thể hiện với hai trạng thái cảm xúc khác nhau, từ đó thể hiện quan điểm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống của tác giả.

Trạng thái cảm xúc thứ nhất của nhân vật Phùng đó chính là sự đấu tranh cho công lý của anh. Khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, anh đã bỏ máy ảnh xuống để chạy ra ngăn cản. Cùng với đó, anh cũng là nhân chứng để khuyên nhủ người đàn bà hàng chài bỏ chồng cùng Đẩu. Ở Phùng, ta thấy được sự đấu tranh cho công lý, lòng nhiệt thành và sự tử tế muốn lan tỏa ra cộng đồng. Mặt khác, trạng thái cảm xúc khác của nhân vật Phùng đó là trạng thái của sự suy tư, ngẫm nghĩ, xót xa về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đạo đức trong cuộc sống. Bức ảnh tuyệt đẹp mà anh chụp được nhưng ẩn sau lại là câu chuyện đau lòng của gia đình hàng chài đã làm cho anh cảm thấy suy nghĩ rất nhiều. Hơn nữa, anh cũng chẳng thể giúp đỡ được gia đình hàng chài nên anh vẫn mang trong mình những sự ám ảnh nhất định. Vì thế, anh vẫn nhìn thấy hình ảnh của người đàn bà hàng chài bước ra từ bức ảnh mà mình chụp dù là nhiều năm sau. Với anh, anh luôn mang trong mình tâm trạng của người làm nghệ thuật, khát khao sự đồng hành cùng tồn tại toàn diện của cả nghệ thuật và cái đẹp đạo đức.  

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa có các giá trị về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ được thể hiện qua việc tác phẩm đề cao vẻ đẹp đến từ nhân cách, đạo đức thì mới là vẻ đẹp toàn diện chứ không chỉ đến từ vẻ đẹp bên ngoài. Bức hình chiếc thuyền của nhiếp ảnh gia Phùng tưởng chừng như hoàn mỹ về hình thức nhưng câu chuyện về gia đình hàng chài ấy lại đau xót đến nhường nào. Tác phẩm đã đề cao vẻ đẹp đến từ đạo đức, nhấn mạnh vào sự chắt lọc nghệ thuật của chính những người làm nghệ thuật khi biết cảm nhận cái đẹp một cách toàn diện. Vẻ đẹp của nghệ thuật phải đến từ cả đạo đức và vẻ đẹp của đạo đức chính là vẻ đẹp không thể bỏ qua, cần được trân trọng và nâng niu. Đồng thời, truyện cũng ngợi ca những phẩm chất của người đàn bà hàng chài, về sự hy sinh và tình yêu thương con của người phụ nữ khổ sở ấy. Dù hoàn cảnh có khổ sở thì người đàn bà vẫn luôn vì các con mà chịu đựng gắng gượng. Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Phùng đã được treo trên lịch của những gia đình sành nghệ thuật nhưng tác giả vẫn luôn cảm thấy day dứt trằn trọc về cuộc đời, số phận của người phụ nữ ấy, về những người khổ sở khác. Từ đó, truyện Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện được khía cạnh giáo dục, nhận thức và thẩm mỹ sâu sắc về con người, về cuộc sống, về vẻ đẹp trọn vẹn của đạo đức và nghệ thuật toàn diện.

Tóm lại, qua nhân vật Phùng, người đọc có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tâm tư toàn diện của một người làm nghệ thuật chân chính. Anh luôn khát khao cái đẹp, khát khao sự toàn diện của vẻ đẹp bề ngoài và đạo đức trong cuộc sống.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước