phân tích đoạn thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Nhớ sao lớp học i tờ Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

2 câu trả lời

    Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị sự nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Thơ ông phản ánh chặng đường gian khổ và những chiến thắng vang dội của dân tộc. Ông vận dụng tài tình khéo léo thể thơ lục bát truyền thống và tiêu biểu đó là bài  thơ Việt Bắc đã thể hiện những kỉ niệm năm tháng kháng chiến . Một trong những đoạn thơ tái hiện tình cảm thủy chung son sắt, lòng biết ơn chân thành và ghi lòng tạc dạ của người cán bộ về xuôi trước tấm chân tình của nhân dân Việt Bắc được thể hiện rõ ràng qua đoạn thơ:

trích thơ

        Việt Bắc sáng tác tháng 10 năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dành thắng lợi Trung ương Đảng và Chính phủ rời từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Bài thơ được viết trong cuộc chia tay lưu luyến khắc khoải khôn nguôi và được in trong tập thơ cùng tên. Ông tái đã sử dụng thể thơ truyền thống giọng thơ mang đậm chất dân gian làm tăng thêm nỗi nhớ tha thiết.

 

      Nghĩa tình ấy còn được Tố Hữu thể hiện thật sâu sắc qua ý thơ:

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

       Các hình ảnh: “chia củ sắn”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” kết hợp ba động từ “chia-sẻ-đắp” đã cụ thể hoá tình đoàn kết, hữu ái giai cấp, gắn bó sâu sắc, chân thành giữa cách mạng và nhân dân. Đó cũng là những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng. Nhớ những ngày đói kém, ta cùng mình chia bùi sẻ ngọt: đói ăn ta có củ sắn chia đôi, bát cơm sẻ nửa; nhớ mùa đông lạnh giá, ta đã cùng mình đắp chung một mảnh chăn sui. Thế mà cùng nhau đi qua bao gian khó. Đó là tình cảm thuỷ chung, gắn bó được chưng cất qua thời gian dài mà ta cùng mình chung lưng đấu cật, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia. Tình cảm ấy là muôn đời không thời gian nào có thể làm cho phai mờ.

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”.

        Hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng” gợi cho người đọc liên tưởng đến thiên nhiên Việt Bắc vô cùng khắc nghiệt. Nắng thì đến cháy lưng, mà rét thì như cắt da cắt thịt. Hai chữ “cháy lưng” nhói lên nỗi xót thương vô hạn của tác giả đối với những bà mẹ Việt Bắc. Các động từ “địu con”, “bẻ từng” cũng gợi lên sự tần tảo, cần cù lao động, vất vả gian khổ của bà mẹ nuôi trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Người mẹ không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, dữ dội “nắng cháy lưng” vẫn cần mẫn vừa địu con vừa lao động. Hai chữ “bẻ từng” gợi ra dáng vẻ người mẹ đang cặm cụi lao động, mẹ đang chắt chiu, dành dụm từng hạt bắp làm lương thực nuôi quân. Đó là những ân tình không thể nào quên trong ký ức của người về.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”

         Đoạn thơ sau đó sử dụng phép liệt kê và điệp ngữ “nhớ sao” để làm sống dậy những kỷ niệm, những sinh hoạt ở Việt Bắc. Điệp từ “nhớ” và kiểu câu bắt đầu bằng “nhớ sao” khiến cho nỗi nhớ như mênh mang, như trải dài vô tận. Đó là kỷ niệm với lớp học bình dân học vụ – nơi cán bộ dạy chữ cho nhân dân vùng cao (lớp học i tờ); nhớ những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng đầy náo nức, tưng bừng.“Nhớ sao ngày tháng cơ quan-Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”. Đó là ngày tháng hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả nhưng tinh thần thì luôn vui vẻ. Câu thơ “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo” có sự tương phản giữa đời sống vật chất gian khổ và tinh thần luôn lạc quan, yêu đời. Dù có khó khăn đến đâu thì vẫn cứ “ca vang núi đèo”. Đến cả những âm thanh của đời thường cũng đi vào nỗi nhớ của người ra đi khiến cho mỗi chiều, mỗi đêm khuya càng thêm thao thức:

“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nên cối đều đều suối xa”.

           Hai câu thơ cuối gợi nhớ vẻ đẹp thanh bình của núi rừng Việt Bắc. Tiếng mõ rừng chiều gợi hình ảnh từng đàn trâu, đàn bò từ rừng núi thong thả trở về bản làng, tiếng mõ vang vọng, rộn ràng cả buổi chiều sơn cước. Mỗi đêm khuya thanh vắng, tiếng chày giã gạo từ suối xa vẫn đều đều vỗ về trong giấc ngủ.

                Giọng thơ ngôn từ mang đạm chất dân gian kết hợp với thể thơ truyền thống lục bát của dân tộc làm cho lời thơ thêm diuh dàng, nhẹ nhàng thấm thiết. Và sử dụng các biện pháp tu từ tái hiện lại vẻ đẹp kỉ niệm thiên nhiên và con người Việt Bắc.

           Là người, ai mà chẳng có trong tim mình một miền đất để nhớ để thương. Bởi “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn  thơ Tố Hữu viết nên thi phẩm cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc quý.

Đoạn thơ được trích trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả được sự gắn bó thân thiết, keo sơn của các đồng chí bộ đội với người dân địa phương. Hai câu thơ đầu tiên cho thấy sự gắn bó thân thiết như anh em một nhà "Thương nhau, chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng". Ta cảm nhận được tình cảm gắn bó như người một nhà của đồng chí cán bộ và người dân. Họ cùng nhau chia sẻ từ tấm chăm, từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Đây chính là thái độ sống nghĩa tình, giàu tình cảm gắn bó của người cán bộ với người dân. Những câu thơ còn lại chính là những kỷ niệm trong hồi ức của tác giả về những tháng ngày ở lại Việt Bắc. Điệp ngữ "Nhớ" cho thấy nỗi nhớ trải dài và miên man của tác giả. Đầu tiên, ta thấy được hình ảnh của người mẹ địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô. Phải chăng đây chính là biểu tượng của người VN chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. Em bé ngủ trên lưng người mẹ lớn dần trong vòng tay và tình yêu thương của mẹ trở thành những người có ích cho đất nước. Thứ hai, ta thấy được hình ảnh của lớp học chữ-lớp học i tờ. Hình ảnh "đồng khuya đuốc sáng" cho thấy sự rộn ràng, vui tươi của khung cảnh lớp học dạy chữ cho người dân Việt Bắc. Họ cùng nhau học, cùng nhau liên hoan, gắn bó như cá với nước. Thứ ba, chúng ta thấy được hình ảnh của những ngày tháng làm việc. Từ "ngày tháng cơ quan" cho thấy một cách nói vui hóm hỉnh, lạc quan. Những người cán bộ dù trong hoàn cảnh khó khăn của núi rừng vẫn luôn giữ được tâm thế lạc quan, vui tươi của một người chiến sĩ cách mạng cụ Hồ trên rừng núi Việt Bắc. Hình ảnh cuối cùng "tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối" cho thấy âm thanh gõ mõ yên bình trên núi rừng hòa lẫn với tiếng suối. Âm thanh vào buổi đêm đó sao thật yên bình, góp phần vào khung cảnh của núi rừng. Tóm lại, những câu thơ đều diễn tả được những kỷ niệm và cuộc sống ân nghĩa, gắn bó của tác giả về những tháng ngày ở Việt Bắc với người dân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm