Phân tích đoạn thơ sau ta với mình mình với ta....đều đều suối xa
1 câu trả lời
I, MB: - Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Nêu đoạn trích
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích:
"Ta với mình mình với ta
....
Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
II, TB
1, Khái quát chung:
- HCST: Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
- Vị trí đoạn trích: thuộc phần 2 của đoạn trích VIỆT BẮC (trong sgk)
- Nội dung: Nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc của người ra đi
2, Phân tích
* Tác giả đã sử dụng sáng tạo hai đại từ nhân xưng "mình" và "ta". Trong tiếng Việt, "mình", "ta" khi thì để chỉ ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai hoặc chỉ chung cả hai đối tượng tham gia giao tiếp (chúng ta). Trong đoạn thơ, TH đã dùng cặp đại từ "mình - ta" với cả hai nghĩa một cách sáng tạo (mình và ta có sự hoán đổi cho nhau) để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
* 4 câu đầu : khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắt
. - Đại từ mình – ta: linh hoạt tạo sự hòa quyện, gắn bó máu thịt;
- Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt;
- Từ láy: mặn mà, đinh ninh đã khẳng định nghĩa tình bền chặt của Cách mạng đối với VB;
- Bp SS: bao nhiêu bấy nhiêu => gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa CM và VB.
* 18 câu tiếp theo: Nỗi nhớ về cuộc sống ở VB.
- Bp SS: “nhớ người yêu” là sắc thái cao nhất của nỗi nhớ;
- Phép tiểu đối: “Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương” -> nỗi nhớ từ đêm sang ngày, bao trùm cả k/gian lẫn t/gian; “Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng” là hình ảnh cảm động cho thấy sự san sẻ khó khăn gian khổ, chia sớt ngọt bùi, đắng cay giữa người dân VB và những người CM.
- Phép điệp: nhớ, nhớ từng, nhớ sao => nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, sâu sắc.
- Hình ảnh: người thương đi về, người mẹ nắng cháy lưng, -> những h.ả thân thương, cảm động về con người VB.
- Những kỉ niệm: đắng cay ngọt bùi, bát cơm sẻ nửa, những giờ liên hoan, -> những kỉ niệm đẹp về tình quân dân gắn bó như trong một gia đình.
=> Con người và cuộc sống VB: nghèo cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt.
=> Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người ở VB luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi => tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ k/chiến.
3, Đánh giá chung
-ND, NT
III, KB: Khẳng định lại vấn đề
* bài viết
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích :
Ta với mình mình với ta
....
Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 10/ 1954, Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến (trong đó có Tố Hữu) từ căn cứ miền núi về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng chiến. Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Mở đầu đoạn thơ là lời đáp của người ra đi khẳng định tình cảm thuỷ chung của mình:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”
Người kháng chiến đạp lại bằng một lời khẳng định tình cảm trước sau như một. Câu thơ “ta với mình, mình với ta” ngắt nhiệp 3-3, “mình” và “ta” như hình ảnh phản chiếu của nha, luôn gắn bó thủy chung. Đại từ “mình” , “ta” hoán đổi vị trí cho nhau, khéo léo và tinh tế. “Mình” và “ta” có sự chuyển hóa, hai mà như một, trong ta có mình, trong mình có ta, thống nhất hào hợp.
Lời tâm tình của người ra đi:
“Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình báy nhiêu”
Câu thơ “nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình báy nhiêu” vừa là cấu trúc so sánh vừa là cấu trức tăng tiến như muốn nhân mạnh, khẳng định nghĩa tình của người ra đi với Việt Bắc vô cùng sâu nặng. Nguồn nước kia không bao giờ cạn thì nghĩa tình của người kháng chiến với Việt Bắc sẽ không bao giờ dứt.
Chỉ qua bốn câu thơ, người cán bộ cách mạng đã bày tỏ và khẳng định tình cảm của mình với với Việt Bắc. Đó là tình cảm thủy chung son sắt, lòng biết ơn chân thành và ghi lòng tạc dạ trước ân tình mà Việt Bắc dành cho cách mạng.
Tiếp tục mạch thơ, nhà thơ đã khắc hạo vẽ đẹp của thiên nhiên và con người ở mảnh đất Việt Bắc. Những hình ảnh hiện lên trong dòng hồi tưởng đều chứa đựng nỗi nhớ niềm thương tha thiết:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lữa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngoài Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Hình ảnh so sánh “nhớ gì như nhớ người yêu” diễn tả mức độ sau sắc mãnh liệt của nỗi nhớ. Bởi vì, không có nỗi nhớ nào sao sánh được với nỗi nhớ của những người đang yêu, như ca dao từng có câu;
“Đêm nay ngồi dưới ánh trăng
Thương cha nhớ, nhớ mẹ không bằng nhớ em”
Nỗi nhớ được thể hiện ở nhiều tầng bậc hết sức sinh động. Có khi nõi nhớ hiện hữu cùng bước đi thời gia: “trăng lên – nắng chiều – sớm – khuya”. Có khi nỗi nhớ trải ra khắp không gian: “bản khói cùng xương – bếp lữa- rừng nưa- bờ tre- ngoài Thia – sông Đáy- suối Lê…” . Từ nỗi nhỡ thiết tha ấy, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp êm đềm thơ mộng, con người cũng đáng mến, đáng yêu. Chỉ có những người gắn bó máu thịt với Việt Bắc mới có những cảm nhận sâu sắc và thấm thía về Việt Bắc đến như vậy.
Trong nỗi nhớ của người ra đi, những kỉ niệm tiếp tục được khơi gợi. Có lẽ hình ảnh sâu đậm trong nỗi nhớ vẫn là những con người trên mảnh đất này. Họ bình thường, giản dị mà anh hùng, thủy chung:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đấp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Điệu con lên rẫy bẽ từng bấp ngô”.
Từ “những” gợi tả chi tiếc cụ thể, chân thực của cuộc sống thời chống Pháp, Tố Hữu đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ có sức khái quát hơn. Nhà thơ đưa người đọc trở về những ngày kháng chiến đầy gian khổ, thiếu thốn. Hiện thực đó chỉ càng làm ngời sáng tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của quân và dân ta:
“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bác cơm sẽ nước chăn sui đáp cùng”
Câu thơ gợi lại một thời quá khứ cơ cực gian nan mà thấm thiết ân tình giữa đồng bào Việt Bắc và cáng bộ kháng chiến. Họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau từng bát cơm, từng mảnh chăn sui để ấm lòng trong những ngày gian khó. Nghĩa tình cách mạng chân thành, cảm động ấy là nguồn sức mạng làm nên chiến thắng vĩ đại sau này. Đó cũng chính là vẻ đẹp của nhân dân ta, vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Trong ký ức của người ra đi vẫn luôn ghi nhớ một hình ảnh rất cảm động. Đó là hình ảnh của bà mẹ của quê hương Việt Bắc:
“Nhớ người mẹ nắng lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
Ý thơ gợi liên tưởng hình ảnh bà mẹ Tây Nguyên trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Măt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
Tố Hữu là nhà thơ viết nhiều và viết hay về những bà mẹ Việt Nam. Người mẹ Việt Bắc không chỉ hiện là thân cho một miền quê mà còn ẩn dụ cho vẻ đẹp của dân tộc, của đất nước. Ở đây, hình ảnh người mẹ vất vả, lam lũ, tần tảo hiện lên như một biểu tượng đẹp cho tấm lòng yêu thương, đức hi sinh và đôi bàn tay lao động cần cù của nhân vật Việt Bắc. Họ đã góp phần không nhỏ vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.
Nhớ về Việt Bắc người ra đi như được sống lại với những ngày tháng chiến đấu đầy gian nan, thử thách mà vẫn phơi phới niềm vui:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều”
Chày đêm nên cối đều đều suối xa….”
Đó là những lớp học xóa nạn mù chữ, mang ánh sáng văn hóa đến cho đồng bào Việt Bắc. Và hoạt động văn nghệ với “đồng khuya đuốc sáng” để liên hoan mừng tin thắng trận kháng chiến dù gian khổ nhưng quân và dân ta vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Trong nỗi nhớ da diết của người ra đi, cái âm thanh đọng lại chính là tiếng mõ rừng chiều và tiếng chày giã gạo bằng sức nước gợi lên cuộc sống bình dị và khung cảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc
Đoạn thơ được viết bằng thể thơ lục bát truyền thống giàu nhạc,giọng điệu thơ tâm tình ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc. Từ xưng hô “mình ta” thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người cán bộ cách mạng và Việt Bắc. Tấm lòng thủy chung son sắt, lòng biết ơn chân thành và ghi lòng tạc dạ của người cán bộ về xuôi trước tấm chân tình của nhân dân Việt Bắc được thể hiện thật cảm động qua nỗi nhớ miên man. Cội nguồn sau xa của tình cảm đó chính là tình cảm yêu qua hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống ân nghĩa, đạo lý thủy chung của dân tộc Việt Nam.