Phân tích đoạn thơ: " Quê hương anh đất mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đen rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! " Giải giúp em với ạ

2 câu trả lời

 BPTT: Phép tương đối, nói quá: "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá"

⇒ Khái quát được cảnh ngộ xuất thân của những người lính, từ đó là cơ sở hình thành tình đồng chí: đều sinh ra ở là ở làng quê, vô cùng khó khăn, vất vả, đói nghèo, nhưng không vì điều đó mà các anh - những người lính từ bỏ ước muốn khát vọng hòa bình, mong cho đất nước được tự do. Tình yêu nước, yêu quê hương trong anh là vô cùng mãnh liệt, khó có thể chối bỏ. 

: Những cơ sở để hình thành tình đồng chí:

- Cùng chung cảnh ngộ, xuất thân

- Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"

→ Hình ảnh thơ đăng đối, biện pháp nói quá.

→ Quê hương anh, làng tôi: chỉ quê hương, nguồn cội của anh và tôi. 

→ nước mặn, đồng chua: thành ngữ: chỉ những vùng đồng bằng ven biển, đất bị ngập mặt và rất khó để trồng cây. 

→ đất cày nên sỏi đá: thành ngữ: chỉ vùng đồi núi, vùng đất lẫn sỏi đá nên cây khó sinh trưởng.

⇒ Quê hương anh và tôi đều khó khăn, tôi và anh tương đồng về cảnh ngộ... và đó là cơ sở để hình thành lên tình "đồng chí".

⇒ Những người lính cùng chung hoàn cảnh, xuất thân.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu "

→ Đôi: anh với tôi có điểm chung giống nhau. Từ những người xa lạ, họ bắt đầu gắn kết với nhau.

→ Chẳng hẹn: Họ vô tình quen nhau, nhưng chung lòng yêu nước, khát khao giải phóng dân tộc.

→ Súng bên súng, đầu sát bên đầu:

+ Súng: vừa chỉ những cây súng, vừa chỉ súng là biểu tượng của chiến tranh, là nhiệm vụ mà người lính gánh vác.

+ Đầu: hình ảnh con người gắn đến lí tưởng, nhận thức, khát vọng  của con người. 

⇒ Điệp cấu trúc, hoán dụ, điệp từ: nhấn mạnh sự gắn bó trong nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu và sinh hoạt đời thường. 

⇒ Họ cùng lí tưởng chiến đấu và yêu đất nước.

"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

→ Mối quan hệ thân thiết, gắn bó với nhau, hiểu rõ nhau của người đồng chí.

⇒ Chung hoàn cảnh sống, chiến đấu gian khổ.  

"Đồng chí!"

→ Câu thơ ngắn, có dấu cảm thán là câu đặc biệt.

→ Tiếng gọi thân thương. Gợi cảm xúc cho đoạn thơ, giọng điệu sâu lắng. Diễn tả sự thiêng liêng của tình cảm cách mạng.

$\Longrightarrow$ Cơ sở để tạo nên tình đồng chí là cùng chung hoàn cảnh xuất thân, chung lí tưởng sống, yêu nước, chung cuộc sống chiến đấu. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm