Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ)
2 câu trả lời
chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến.
Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền núi Tây Bắc. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.
Mị mồ côi mẹ, ở với cha già. Vì đẹp người đẹp nết nên Mị được nhiều chàng trai trong vùng để mắt tới. Tương lai của cô lẽ ra sẽ tốt lành, yên ấm, nhưng chỉ vì món nợ truyền đời của cha mẹ mà Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Tuổi xuân của Mị đã bị A Sử, gã con trai xấc xược và hung bạo tước đoạt, giày xéo.
Đáp án
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây BắcKhi lòng ta đã hóa những con tàu”(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên). Tây bắc từ lâu đã được xem như một mảnh đất hứa văn chương nghệ thuật. Bởi vì vùng đất ấy không chỉ để lại nhiều ân tình mà còn khiến cho những nhà văn, nhà thơ có nguồn cảm hứng bất tận. Nếu như Nguyễn Huy Tường đã có cho mình cuốn tiểu thuyết “Bốn năm sau”, Nguyễn Tuân đã ghi dấu ấn với “Người lái đò sông Đà”, thì Tô Hoài lại thăng hoa trên mảnh đất này với “Truyện Tây Bắc” mà linh hồn là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Hơn 60 năm cầm bút, ông đã để lại số lượng tác phẩm lên đến kỷ lục. Trước CMT8, nhà văn thường hướng về người nông dân nghèo và loài vật, sau CMT8 Tô Hoài đã hăng say dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho dân tộc. Với sự hiểu biết sâu rộng, quen biết nhiều, Tô Hoài đã trở thành từ điển sống của nghề văn. Một số tác phẩm nổi tiếng: Dế mèn phiêu lưu ký, O Chuột,… Và tiêu biểu nhất: “Vợ chồng A Phủ Tác phẩm là thành quả đẹp của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Sau khi chia tay, tác giả đã viết bằng sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục nhất là tâm hồn phóng khoáng, tự do phảng phất chút hoang dại của đồng bào miền núi. “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Qua cây bút cự phách của Tô Hoài đã cho thấy nỗi đau của các cô gái khi bị “ép duyên” và sự áp bức của chế độ phong kiến. Và Mị chính là một điển hình cho những số phận bất hạnh đó. Cuộc đời Mị tưởng rằng đã kết thúc nhưng với sức sống mạnh mẽ, khao khát tự do, trong đêm mùa xuân ấy, Mị đã tìm lối thoát cho riêng mình. Truyện kể về Mị-một người con gái H'mông xinh đẹp, hồn nhiên đa tình, có tài thổi lá hay như thổi sáo. Mị còn là người lao động giỏi, là người con hiếu thảo. Cuộc sống hứa hẹn với Mị nhiều điều hạnh phúc tốt đẹp nhưng vì món nợ của gia đình Mị đã phải trả giá bằng chính tuổi thanh xuân của mình. Cuộc đời của Mị từ đây đã bị trói buộc bởi hai sợi dây trói oan nghiệt vô hình là con dâu là sự ép buộc và con nợ là sự bắt buộc. Khi về làm dâu, Mị cứ lùi lũi như con rùa nơi xó cửa, hình ảnh so sánh đó có thể cho người đọc thấy được cảnh nơi Mị sống chẳng khác gì địa ngục, nơi tăm tối, không có sự sống. Với hình ảnh ẩn dụ độc đáo đã gây ra nỗi ám ảnh, ngột ngạt về một nhà tù rùng rợn. Tuy nhiên khát vọng sống trong Mị vẫn chưa hoàn toàn lụi tắt. Trong Mị luôn tồn tại hai con người tưởng chừng đối lập: Con người bên ngoài lạnh lùng vô cảm nhưng bên trong có sức sống âm thầm mãnh liệt. Tác giả đã lấy khung cảnh mùa xuân làm chất xúc tác để trỗi dậy lòng yêu đời, ham sống trong Mị. Mùa xuân, đất trời tưng bừng màu sắc: màu trắng của hoa ban, màu tím của hoa thuốc phiện, màu vàng của cỏ tranh và màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy hoa xòe ra như những cánh bướm được phơi trên mỏm đá. Tất cả cùng họa lên một khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp! Sức sống tưng bừng của mùa xuân đã làm cho tâm hồn Mị hồi sinh. Bên cạnh những màu sắc rực rỡ thì ở đất Hồng Ngài cũng rộn rã những thanh âm khi đất trời vào xuân. Tiếng trẻ con nô đùa, tiếng trai gái chơi đánh Pao, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết vọng lại. Chính không gian rộn rã cùng những âm thanh xao động đó đã vang dội vào tâm hồn Mị, đánh thức lòng yêu đời, ham sống trong Mị. Tâm trạng của Mị lúc này bị pha trộn giữa nhiều cung bậc cảm xúc: vui sướng-đau khổ, tủi nhục đến muốn chết-khát khao được sống. Những cảm xúc ấy đang trỗi dậy, cuộn xoáy và trào dâng trong lòng Mị. Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Chính tiếng sáo mùa xuân này đã vang vọng trong trái tim Mị từ đó đã đánh thức lòng yêu đời ham sống tưởng rằng đã lụi tàn. Tiếng sáo ấy đã đưa Mị ngược dòng thời gian trở thanh xuân của thời con gái xa xưa. Ngày đó, mỗi khi xuân về Mị cũng uống rượu và thổi sáo bên bếp lửa. Đó là những tháng ngày hạnh phúc. Những kí ức thời xa xưa ấy cứ ùa về trong ký ức Mị. Và năm nay dù nơi nhà Thống Lí “Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”. Mị uống rượu như uống nỗi tủi hận, cay đắng vào lòng. Chính nỗi uất ức đang trào dâng trong lòng làm Mị có hành động phản kháng mạnh mẽ đến như vậy. Tiếng sáo gọi bạn tình vang vọng lại tha thiết bồi hồi và Mị đã ý thức được giá trị của bản thân mình.“Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng nhưng những đêm ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Mị đã không còn nhận mình là con trâu con ngựa nữa. Khát vọng sống như ngọn lửa bừng cháy bao nhiêu Mị lại phẫn uất bấy nhiêu! Không thể cam chịu mãi kiếp con dâu gạt nợ. Mị muốn ăn lá ngón cho chết ngay! Uất ức, nước mắt Mị ứa ra, khi tiếng sáo gọi bạn yêu "vẫn lững lờ bay ngoài đường". Tâm hồn Mị diễn biến phức tạp trong quá trình thức tỉnh, nổi loạn. Tiếng sáo trở lại song nó không còn lấp ló ngoài đầu núi, Mị ý thức được hoàn cảnh tối tăm và muốn thay đồ. Mị sửa soạn đi chơi: quấn tóc, lấy váy hoa. Nhưng những sợi dây trói oan nghiệt đã dập tắt đi hình ảnh mùa xuân rực rỡ và tiếng sáo tha thiết trong lòng Mị. A Sử xuất hiện đã quấn tóc, trói đứng Mị trong buồng tối. Bị trói, Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo. Đó cũng chính là khoảnh khắc Mị được ngẩn cao đầu để đối diện với chính mình sau ngần ấy năm cúi mặt lầm lũi. Tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, dìu Mị về với khát khao yêu đương hạnh phúc. Bị trói đứng suốt đêm Mị nhớ đến câu chuyện người đàn đàn bà bị trói chết trong căn nhà này. Mị vừa thương mình, vừa thương người. Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật. Tiếng sáo là biểu hiện của sự khát vọng tự do: lúc đầu tiếng sáo còn lấp ló, lơ lửng ở đầu núi, ngoài đường…Sau tiếng sáo nhập vào thế giới nội tâm của Mị, cuối cùng nó trở thành lời mời gọi thiết tha để tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo. Đây là một điểm sáng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đậm chất dân tộc và chất thơ của Tô Hoài. Qua đó cũng thể hiện giá trị nhân đạo, nhân văn đáng trân trọng của người nghệ sĩ dính vào “duyên nợ” với đề tài miền núi Tây Bắc. Tác phẩm “VCAP”, đặc biệt là đoạn trích miêu tả tâm lí Mị trong đêm mùa xuân đã thể hiện phong cách độc đáo riêng của nhà văn Tô Hoài. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện linh hoạt, có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, cách sử dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, liên tưởng,....ngôn ngữ mới lạ, mang đậm màu sắc đời thường của người dân miền núi Tây Bắc. Chính vì thế tác phẩm đã có sức sống lâu bền trong lòng độc giả qua bao thế hệ. Nam Cao đã từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Câu chuyện về cuộc đời Mị là câu chuyện có thật mà Tô Hoài đã được nghe trong chuyến đi thực tế ở Tây Bắc. Cuộc đời Mị chính là “tiếng đau khổ” mà Tô Hoài viết lên từ số phận của con người bất hạnh. Có lẽ, chưa bao giờ, “tiếng đau khổ” ấy cất lên một cách đầy đau đớn như vậy. Đó là tiếng lòng của một số phận cô đơn đồng thời còn là tiếng than đầy ai oán về số phận bất hạnh. Giờ đây, “tiếng đau khổ” ấy không còn là của riêng cuộc đời Mị mà nó đã trở thành tiếng lòng của cả một tầng lớp giai cấp. Nhìn Mị làm người đọc liên tưởng đến nhân vật Chí Phèo của tác giả Nam Cao. “Nghệ thuật vị nhân sinh” là giá trị nhân văn cao cả trong nghệ thuật mà nhà văn đem lại. Hai tác phẩm “VCAP” và “CP” là hai tác phẩm điển hình và thành công cho tư tưởng vĩ đại này. Qua việc so sánh sự hồi sinh của nhân vật Mị và nhân vật Chí, chúng ta sẽ thấy được sự thức tỉnh trong nhân tâm của hai nhân vật. Nếu như Mị hồi sinh nhân cách trong đêm tình mùa xuân tràn ngập yêu thương. Thì Chí lại thức tỉnh nhân cách sau đêm gặp Thị Nở tại vườn chuối, với bát cháo hành ấm áp. Nếu như Mị chịu sự tác động của cảnh vật, sự vật để hồi tỉnh thì Chí nhờ vào tính người để đánh thức phần “người” đã ngủ quên trong anh bấy lâu. Bằng cách miêu tả tâm lí độc đáo, Tô Hoài đã đưa người độc được sống với từng cảm xúc của nhân vật, một cô gái Mị mà mãi mãi có lẽ ai đã đọc tác phẩm một lần cũng không thể nào quên. Tác phẩm như một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần lạc quan, về nghị lực sống, nghị lực vươn lên, đấu tranh với những độc ác, bất công để tìm lấy hạnh phúc, tự do cho cuộc sống chính mình. “Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Nhà văn Tô Hoài với đôi mắt tinh tế và trái tim nhân đạo của mình đã thổi vào “Vợ chồng A Phủ” một sức sống bền bỉ. Đề tài về người lao động là một thứ “hạt” quen thuộc được gieo trồng trên mảnh đất văn chương. Nhưng nó đã tạo nên thứ quả “Vợ chồng A Phủ” mới là và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Với giá trị một tác phẩm chân chính đạt đến độ xuất sắc, bắt nguồn từ chính hiện thực cuộc sống “đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” nên dù hơn nửa thế kỷ trôi qua, “ Vợ chồng A Phủ” vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và luôn là dư âm khó phai trong lòng độc giả.