Phân tích các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)? Những bước đột phá trong tư duy đổi mới đó có ý nghĩa gì đối với nước ta lúc bấy giờ?
1 câu trả lời
phát huy quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Nghị quyết 26/CP của Hội đồng Chính phủ về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước.
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (1-7/6/85) đã quyết định dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa lấy “Giá-lương-tiền” làm khâu đột phá. Bên cạnh đó, còn có Kết luận Bộ Chính trị (20/9/86) về thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, cho phép sở hữu các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý, xóa cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính, bao cấp thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa…; đổi mới cơ cấu kinh tế, phải “thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”.
Việt Nam muốn tạo bước ngoặt phát triển, không có cách nào khác là tận dụng tối đa cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên thế giới đã có những nước trong vòng 25-30 năm từ nước phát triển trung bình thấp trở thành nước công nghiệp tiên tiến.
“Các cuộc cách mạng công nghiệp trước, do vấn đề về lịch sử, Việt Nam đã bỏ qua, đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba thì do chiến tranh triền miên chúng ta bắt đầu đổi mới từ năm 1986 nhưng cũng là giai đoạn cuối của của cách mạng công nghiệp. Thời điểm này là một thời điểm hiếm có để kích hoạt cho bước ngoặt ấy xảy ra, là thời điểm quý giá để kích hoạt cho một sự đổi mới, đột phá, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ông Mai Liêm Trực nói.
Trao đổi với Báo Nhân Dân điện tử, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, sau gần 35 năm kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN theo phương châm “đi từng bước”.
“So với các nước thực hiện chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang các mô hình kinh tế thị trường, chúng ta có thể khẳng định là đã thành công vì các lý do sau. Thứ nhất, tạo được sự tăng trưởng đột phá về kinh tế. Thứ hai: giữ được ổn định xã hội. Thứ ba: bảo đảm đời sống cho người dân, an sinh xã hội”, ông Kiên nêu quan điểm.
Theo ông Kiên, Đại hội XIII có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì diễn ra trong thời điểm bối cảnh thế giới và trong nước đang có sự thay đổi đột biến cả về chất và lượng, đặc biệt được thúc đẩy rất nhanh trong năm 2020 do tác động của Covid-19. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới, tạo ra nhiều thách thức và cơ hội đan xen. Đây là thời cơ để chúng ta bước nhanh vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số. Chưa bao giờ đòi hỏi phải thay đổi phương thức quản trị nhà nước lại mạnh mẽ như bây giờ. Đây là thời điểm sống còn để Việt Nam đổi mới, tăng năng suất lao động. Nếu Việt Nam không chớp được thời cơ này sẽ bị tụt hậu. Tuy nhiên, nếu tận dụng tốt thì đây chính là cơ hội để “đi tắt, đón đầu”.
Việt Nam đã có những bài học “đi tắt, đón đầu” rất thành công như trong lĩnh vực viễn thông. Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ công nghệ analog sang công nghệ số từ rất sớm, tiếp đó là phát triển điện thoại di động... Chính sự thành công trong lĩnh vực viễn thông và internet tạo cơ sở và làm tiền đề cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vào loại tốt trong khu vực ở những năm đầu thế kỷ XXI.