Phân tích bài sóng của Xuân Quỳnh dài ít nhất 4 mặt, ko mạng, ko tl linh tinh ÍT NHẤT 4 MẶT ĐÓ NHA

2 câu trả lời

xin lỗi bn nha không thể gửi nốt đc trang thứ 6 bn tự viết nốt nha

Kết bài: Đọc xong bài thơ "sóng" ta càng cảm thấy ngưỡng mộ tất cả những người con gái Việt Nam, những người hết minh vì tình yêu. Xuân Quỳnh thật sự xứng đáng là một nhà thơ nữ nổi tiếng

“Ơi trời xanh xin trả cho vô tận

Trời không xanh đáy mắt em xanh

Và trong em không thể còn anh

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa”

                                                                                                        Xuân Quỳnh

    Từ bao giờ điệu tình lại ngân vang trong lời thơ Xuân Quỳnh đến như thế. Có lẽ Xuân Quỳnh được sinh ra là để dành riêng cho thơ tình – mảng thơ đa cảm nhất trong dòng văn học hiện đại. Những người quen biết chị còn gọi chị là cây bút tâm tình, bộc bạch mà lại hóa ra thơ, vậy nên từ nhu cầu tự ca hát về trái tim của mình, chị vô tình trở thành một trong những nhà thơ viết về tình yêu vào loại phong phú nhất. Là một gương mặt của dòng thơ thời chống Mỹ, các tập thơ như “Hoa dọc chiến hào”, “Gió Lào cát trắng”, “Sân ga chiều em đi”…gắn liền với tên tuổi xuân quỳnh. Trong số đó, “Sóng” là bài thơ thành công và nổi bật nhất của chị. Hình tượng “sóng” và “em” đan xen làm bật lên vẻ hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh – một người con gái thế kỉ XX, dám bộc bạch, dám yêu và dám thổ lộ tất cả…

    Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh đặt bút viết vào ngày 29 tháng 12 năm 1967 trong chuyến đi thực tế đến vùng biên giới Diên Điền (Thái Bình. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” một năm sau đó. LÚc này Xuân Quỳnh vừa chia tay với người yêu đầu, trong lòng chị biết bao thổn thức, suy tư. Đứng trước cảnh biển rộng lớn, gió từ đại dương bao la thổi vào chị từng đợt sóng lòng. Chính vì vậy mà nhà thơ lấy hình ảnh trước mắt làm hình tượng thơ của mình – hình tượng “sóng”. Gắn liền với hình tượng “sóng” là hình tượng “em” xuyên suốt toàn bài. Hai hình tượng tuy khác nhau nhưng lại là một thể thống nhất, mang lại nhiều tâm tình của tác giả. Kết hợp với âm hưởng thơ nhẹ nhàng nhờ vận dụng lối thơ năm chữ, không ngắt nhịp và hình tượng “sóng” trở đi trở lại như nhịp điệu của sóng biển dào dạt. Như thế mới diễn tả chính xác trạng thái tinh tế của tình yêu!

    Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh giống với câu nói của Lev Tolstôi mà chị vẫn hay nhắc, đại ý rằng người ta sẽ có sức mạnh vô tận khi có tình yêu.Và thật sự nếu có một thứ tôn giáo tình yêu như thế thì chị chính là “một trong những tín đồ ngoan đạo nhất”. Thật vậy, mở đầu bài thơ ta đã thấy tâm trạng thất thường, phức tạp của một người con gái suy tư về sóng, về tình yêu của mình.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

    Hai câu thơ đầu không cần có chủ ngữ mà trực tiếp đi vào cảm nhận. TỪng cặp tình tứ đối lập “dữ dội” – “dịu êm” và “ồn ào” – “lặng lẽ” cùng với cách gieo từ láy nhịp nhàng tạo nên tiếng sóng xô vào bờ mạnh mẽ rồi nhẹ nhàng lùi về phía xa. Kể từ lúc này ta nhận ra “sóng” không đơn thuần là một hình tượng được nhắc đến mà chính là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu. Đưa ra qui luật sóng cũng chính là qui luật về tình yêu, cảm xúc trong lòng tác giả. Mà đã gọi là tình yêu thì biết đâu là giới hạn, cũng như con sóng ấy vốn dĩ phải ở một nơi rộng lớn chứ không phải một nơi bị ràng buộc, cản trở bởi đôi bờ. Đôi bờ sông kia đã khiến “sóng” ngày càng khó hiểu bản thân mình. Nghệ thuật đối ở hai câu thơ đầu tiên cũng đã nói lên đặc tính “sóng” vốn có nhiều đối cực như tình yêu, tâm trạng của người thiếu nữ vậy. Muốn hiểu được bản chất tình yêu của người con gái ấy phải vượt qua bề mặt nông nổi, “ồn ào” để chiếm lĩnh bản chất khiêm nhường, “dịu êm” bên trong. Khát vọng đi tìm hạnh phúc chắc chỉ có những người đã và đang yêu mới thấu hiểu được. Hình ảnh nhân hóa “sông không hiểu nổi mình” là một trăn trở cụ thể, khi ở sông “sóng” không thể tự mình là chính mình vì không gian chật hẹp, nó đã tự thân tìm ra biển khơi rộng lớn như người con gái đi tìm nơi không giới hạn tình yêu. Mạch thơ – mạch “sóng” cuối cùng cũng bứt phá không gian cũ đến một chân trời mới. Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” làm nên đời “sóng”, còn “sóng” chỉ thực sự là mình khi đến với biển khơi vô tận. Xuân Quỳnh để người đọc hiểu rằng muốn có được một tình yêu đích thực phải vượt lên trên mọi rào cản, mọi cái tầm thường để hướng đến những điều bao dung, cao cả. Cũng từ đó mà ta nhận ra quan niệm tình yêu vô cùng tiến bộ, đúng đắn của tác giả: không yên phận với những thứ được sắp đặt, yêu là phải chủ động để được là chính mình.

Vẫn tiếp tục với tâm trạng của người con gái đang yêu cùng những cảm xúc mãnh liệt, Xuân Quỳnh khẳng đinh:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

    Thán từ “ôi” được đặt ở đầu câu thơ đã làm rung lên trái tim thổn thức của bất cứ ai đang yêu, bật ra ừ những xúc cảm chân thật bình dị nhất. Hình ảnh đối lập “ngày xưa” – “ngày nay” và cụm từ “vẫn thế” đã mạnh mẽ khẳng định qui luật vận động trong tình yêu. Động lực để “con sóng” mãi mãi đi tìm biển rộng chính là khát vọng sống trong hạnh phúc đời mình:

“Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

                                                                                            Thuyền và biển – Xuân Quỳnh

Và rồi để giải thích thêm cho những gì mình vừa trải lòng, chị đã dũng cảm nói lên khát vọng tình yêu của người trẻ:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

    Từ láy “bồi hồi” cùng hình ảnh hoán dụ “ngực trẻ” một lần nữa thắt chặt tình yêu và tuổi trẻ luôn song hành với nhau. Cách thể hiện của Xuân Quỳnh vô cùng thẳng thắn, táo bạo mà chân thành vô cùng. Làm sao mà sống không có tình yêu cho được, dù tình yêu luôn khiến con người ta rơi vào bể trạng thái “bồi hồi”, điên đảo. Như Xuân Diệu cũng viết:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”

                                                                                                   Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu

Hoặc chính Xuân Quỳnh cũng từng thể hiện tâm trạng “bồi hồi” ấy:

“Có một thời ngay cả nổi đau

Cũng mạnh mẽ ồn ào không dấu nổi

Mơ ước viễn vong, niềm vui thơ dại

Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tươi xanh”

                                                                                               Có một thời như thế - Xuân Quỳnh

    Trở lại với “Sóng”, nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn tiếp tục mạch cảm xúc băn khoăn không dứt. Giờ đây chị suy tư về “sóng” và nơi bắt nguồn của tình yêu. Hình tượng “sóng” và “em” gắn liền níu giữ những bí ẩn, trăn trở mơ hồ của người viết:

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?”

    Có người nói cái nhìn của Xuân Quỳnh xuất phát từ bên trong, không như những cái nhìn già dặn, đứng đắn đi từ ngoài vào của các nhà nghiên cứu tình yêu khác. Vì vậy khi nhắc đến cội nguồn của tình yêu, chị đứng giữa sự phân vân của chính mình và phải chăng đó cũng là dấu hiệu của người bắt gặp tình yêu? Với điệp ngữ “em nghĩ” kết hợp với hình ảnh “anh” – “em”, “biển lớn” và “sóng” chị đã gợi lên tâm tư của người con gái đầy trăn trở, hoang mang trước bờ biển Diên Điền. Căn nguyên của “sóng” bắt đầu từ đâu, “sóng” và “biển” gặp nhau khi nào, câu hỏi tu từ cuối khổ bắt đầu cho một chuỗi nghi vấn. Chợt nhớ đến trong “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh cũng từng nói ra sự trắc trở ấy:

“Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi”

                                                                                            Thuyền và biển – Xuân Quỳnh

Câu hỏi tu từ được tiếp tục ở khổ thơ tiếp theo, qui luật tình yêu dường như không lấy cho mình một hồi kết:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

    Câu thơ đầu đã lí giải nguồn gốc của “sóng” là từ “gió”, nhờ có “gió” mà “sóng” mới ồ ạt vỗ, còn “gió” bắt đầu từ nơi đâu thì chị không xác định. Từa những chơi với xuất phát từ những đối cực trong lòng chị, nói đúng hơn là tâm trạng của một người đang yêu không nhận ra mình đã rung động, loạn nhịp từ lúc nào. Câu thơ nối tiếp tạo sự hứng thú cho người đọc, tình yêu diệu kì tự nhiên như sóng biển, gió trời đến bất chợt trong lòng người đọc. Để tiếp tục cho câu hỏi của chính lòng mình, chị giữ nguyên vẹn tâm lí của người phụ nữ với cái “lắc đầu” nũng nịu, đáng yêu vô cùng:

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

    Nếu qui luật của thiên nhiên là vô cùng, vô tận thì qui luật trong tình yêu cũng vậy, càng cố hướng đến cội nguồn của tình yêu thì càng bế tắc, bất lực. Người ta vẫn hay đối chiếu hai câu thơ này của Xuân Quỳnh với đoạn thơ trong bài “Vì sao” của Xuân Diệu:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

                                                                                               Vì sao – Xuân Diệu

     Tuy cả hai đều có sự tương đồng, đều là một kẻ ngẩn ngơ đứng trước tình yêu nhưng Xuân Diệu có thể cắt nghĩa một cách cụ thể, rạch ròi. Đó là cách định nghĩa, giải thích từ bên ngoài. Còn Xuân Quỳnh xưa nay chị vốn không có sở thích lí giải dù trong lòng có biết bao là khúc mắc, trăn trở. Chính vì thế mà cách cảm nhận của chị khiến ta phải suy tư nhiều hơn, không lí giải được nên luôn cảm thấy nó đẹp và thú vị. Càng khám phá thì càng thấy đẹp, càng đi sâu vào căn nguyên tình yêu thì càng rơi vào qui luật sóng vỗ ngàn năm không lúc nào ngơi nghỉ. Giọng thơ đầy nữ tính như được cất lên trong tâm trạng thổn thức, bồi hồi mà lại rất chân thành. Vương Trí Nhàn cũng từng nói về chị: “Hình ảnh cả đời Xuân Quỳnh rút lại là hình ảnh một con người sống bằng tình yêu, làm thơ nhờ tình yêu, sung sướng vô cùng trong tình yêu và cũng bị tình yêu hành hạ đến cùng cực”. Quả đúng như thế, đi tìm tình yêu không xong, chị lại tiếp tục suy tư về sóng và tình yêu đôi lứa ở bản chất của nó. Lần này tâm tư trải dài hơn, miên man hơn được thể hiện ở khổ khác biệt có tận sáu câu thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

    Điệp ngữ “con sóng” cùng hình ảnh đối lập “dưới lòng sâu” và “trên mặt nước” đã tạo ra cặp cau song đối nhịp nhàng. Điệp trùng “con sóng” gợi một nỗi nhớ da diết, choán cả không gian từ tầng sâu đến bể rộng. “Con sóng” lặn xuống dòng đại dương với thanh bằng và “con sóng” tung bọt trắng xóa “trên mặt nước” với thanh trắc ở cuối mỗi câu thơ. Cũng như hình tượng “em” dù trắc trở khó hiểu đến mấy thì vẫn là “em” – người con gái ôm cho mình nỗi nhớ vô hạn trong tình yêu. Vừa bộc lộ gián tiếp, vừa giải bày trực tiếp, chị làm cho mọi thứ khi ẩn, khi hiện, đó mới chính là nhịp sóng của bài thơ. Thán từ “ôi” kết hợp với nhân hóa “con sóng nhớ bờ” nên “không ngủ được” đã vô tình phá đi ẩn dụ của hình tượng “sóng”, chị hé mở một vài suy nghĩ của chính mình. Từ nổi nhớ không gian, giờ đây cả thời gian “ngày đêm” của chị cũng tràn ngập tình yêu, dường như chị đang khẳng định điều mà người đọc mơ hồ: “em sóng” ấy chính là bản thân chị. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du từng dùng hình ảnh “sóng tình” để đặc tả tình cảm của Kim Trọng đối với Thúy Kiều:

“Sóng tình dường đã xiêu xiêu

Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”

                                                                                               Truyện Kiều – Nguyễn Du

Và mấy trăm năm sau Xuân Diệu cũng dùng “sóng” để diễn tả tình yêu mãnh liệt của người con trai với người con gái:

“Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi”

                                                                                               Biển – Xuân Diệu

    Đưa ra những câu thơ trên để thấy rằng Xuân Quỳnh đã dám khẳng định mình, dám vượt lên trên những chính kiến khắt khe tồn tại hàng nghìn năm qua. Dường như chưa thỏa hết nỗi nhớ, hoán dụ “lòng em” cùng với nỗi nhớ miên man đến “cả trong mơ còn thức” đã táo bạo thể hiện nỗi lòng của tác giả. Cái nghịch lý được tạo ra khi con người ta đang trong trạng thái “mơ” tức là mọi ý thức được giấc ngủ chiếm lấy nhưng vẫn còn một phần “thức”, một chút tâm tư nhỏ nhoi ấy là cả nổi nhớ da diết xuyên thấu đêm mơ của tác giả. Xuân Quỳnh ơi có phải chị đang thương cho chính mình, vì quá yêu, quá nhớ mà gần như tâm trí của chị đã thuộc về con người ấy. (Bạn đang đọc bài văn mẫu phân tích bài thơ Sóng tại educulum.com ) Đau lòng thay đối phương có nhớ đến chị như cách chị dành trọn tâm tư cho họ không? Và như lời nhận xét của Lại Nguyên Ân: “Gần như chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị. Vẫn chỉ là mình và người mình yêu đấy thôi, nhưng đó đã như là mơ ước của mình, về mình và cho mình”.

    Lòng chung thủy vừa như một thuộc tính vừa là bản chất của một tình yêu chân chính. Vẻ đẹp của người con gái truyền thống sống trong thời hiện đại được thể hiện ở khổ thơ kế tiếp:

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

    Với hình thức điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu kết hợp nghệ thuật đối lập qua cách nói ngược “ xuôi” “bắc” về “nam” đã tạo ra một chiều kích rộng mở về nỗi nhớ. Cũng từ đó mà nhà thơ nhấn mạnh rằng bất chấp sự cách trở của không gian hay thời giann thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn lời thề vàng đá, sắc son. Nữ thi nhân xáo trộn mọi thứ chỉ để khẳng định điều quan trọng nhất bấy giờ là “phương anh” – phương của tình yêu.

“Rợp trời thương

Màu xanh suốt

Em nghiêng hết

Về phương anh”

                                                                                        Gửi… - Thúy Bắc

    Người con gái giàu lòng trắc ẩn ấy đang đứng trước biển rộng, đứng trước những nổi chơi vơi, hoang mang vô tận. Tuy vừa chia tay nhưng trong lời thơ tràn ngập niềm hạn phúc với sự lựa chọn của mình. Chị không bi lụy, sướt mướt mà vẫn hồn nhiên trong vần thơ của mình, một người chìm đắm trong khát vọng hạnh phúc, tuy chưa tìm thấy điểm đến nhưng không hề có cảm giác thất tình. “Con sóng” tự do là vì thế! Để vẹn toàn mối tình ấy “con sóng” phải vượt qua muôn trùng cách trở:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

    Hình ảnh hoán dụ “trăm ngàn con sóng” muốn nói đến những khát khao không bến đỗ của người con gái, “Con sóng” kia muốn tới bờ phải vượt qua mọi giông tố, bão bùng nơi biển cả. “Em” muốn đến nơi hạnh phúc bình yên cạnh “anh” phải vượt qua mọi cạm bẫy, thử thách cuộc đời. “Chẳng” ở đây không còn mang nghĩa phủ định nữa, thực ra nữ thi nhân vẫn luôn ấp ủ tình yêu cháy bỏng của mình trong từng con chữ, muốn mạnh mẽ khẳng định khao khát của mình trong từng “con sóng” vỗ ào ạt nơi khơi xa. Mượn hình ảnh “con sóng” xô vào bờ để nói đến niềm tin của tác giả trong tình yêu: dù cuộc đời có muôn phần gian khó thì tình yêu chân chính cũng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc. Niềm tin của một người vừa mất đi mối tình đầu, băn khoăn giữa việc chờ đợi hay như “con sóng” tìm một bến bờ thật sự dành cho nó.

“Có một kẻ điên đứng làm thơ

Nhặt lá vàng rơi lúc chuyển mùa

Xếp lên hàng chữ ngàn năm đợi

Cố nhân nẻo ấy đẹp lòng chưa”

                                                                                               Khúc tự tình – Thiên Gia Bảo

    Tình yêu trong lời thơ Xuân Quỳnh vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa đậm đà vẻ đẹp truyền thống. Nữ thi nhân vẫn tiếp tục với hình tượng “sóng” nhưng lần này ở một mức độ cao hơn, là một khao khát mãnh liệt về tình yêu cao cả, bất tử. Đứng giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cuộc đời mỗi người và tình yêu lứa đôi, giữa sự riêng và sự chung, thiên nhiên vũ trụ với thời gian vô cùng:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

    Lúc đặt bút viết bài thơ này, Xuân Quỳnh chỉ vừa 25 tuổi nên thấy “cuộc đời” phía trước rất dài. Nhưng cảm giác tiếc nuối mới là điều mà người đọc cảm nhận rõ nhất. Điệp cấu trúc quan hệ “tuy” – “vẫn”, “dẫu” – “vẫn” làm cho giọng thơ trở nên buồn hẳn, xót xa vô cùng, vô cực. Tưởng tình yêu chân thành sẽ vô sự, an yên nào ngờ như “con sóng” kia cứ cuốn theo bao thế sự khó lường cuộc đời để rồi trôi xa mãi không còn thấy bến bờ. Cách so sánh “cuộc đời” và biển cả, “năm tháng” và “mây bay” giúp người đọc hình dung giới hạn của sự sống. Đời người tuy dài là thế nhưng chẳng ai níu giữ được một khắc nào cả, thời gian không thiên vị, bất công với ai, nó là một thước đo đời người công bằng nhất. Đại dương kia cũng vậy, có rộng lớn đến mức nào cũng không thể giữ bầu trời mây trắng kia cho riêng mình mãi được. Nữ thi nhân trăn trở, tiếc nuối trước cái hữu hạn quá ích kỉ để chứa tình yêu cao cả của chị. Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu vĩnh cửu trường tồn với thời gian. “Sóng” đã giúp chị cất lên tiếng lòng ấy:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

    Câu hỏi tu từ đầu đoạn làm cho âm hưởng thơ trở nên day dứt, nhưng nó không phải lối đưa người đọc vào một vòng luẩn quẩn. Động từ “tan ra” kết hợp hình ảnh trăm con sóng nhỏ cùng với không gia “biển lớn tình yêu” và thời gian “ngàn năm” đã đưa khao khát hòa nhịp, hòa mình của tác giả lên một tầm vóc cao hơn. Chị muốn hòa mình vào “biển lớn tình yêu” của nhân dân, nhân loại để có được một tình yêu bất diệt, bất tử. Đến lúc này mới nhận thấy mơ ước, sự trăn trở của chị thật cao đẹp, tuyệt vời. Câu thơ như bừng sáng trí tuệ, thoát khỏi tình yêu riêng, “sóng” giờ đã có chân trời, có bể rộng cuộc đời để chiêm nghiệm. Trong bài thơ “Tự hát” Xuân Quỳnh cũng đã thể hiện khát vọng sống mãi với thời gian, đắm chìm mãi với tình yêu cao cả của mình:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai cũng có

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

                                                                                               Tự hát – Xuân Quỳnh

    Hình tượng “sóng” là một biểu tượng ẩn dụ xuyên suốt toàn bài thơ, qua đó mới nhìn thấy nhiều hơn khía cạnh tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Bài thơ mang một âm hưởng “sóng” dào dạt lúc thầm thì lắng sâu, lúc miên man vô cùng, vô tận, lúc sôi nỗi, mạnh mẽ. Nhịp “sóng” đó phải chăng cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một điệu hồn không phút nào yên ổn, luôn chứa đầy những biến động, những khao khát rạo rực của người con gái đa sầu, đa cảm khi yêu. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân khi nhớ đến lời trách của Xuân Quỳnh: “Các ông là những nhà phê bình mà tôi tin, thế mà sao các ông chẳ viết gì về thơ tôi? Dở hay gì cứ nói thẳng, tôi nghe hết!” Ông cũng đã giải bày: “Thì bà là hiện tượng quan trọng, nên chúng tôi mới phải dè chừng khi động bút chó sao !” Và chính tôi đây khi phân tích bài “Sóng” cũng đã rất “dè chừng” câu chữ bởi Xuân Quỳnh là một hiện tượng đặc biệt trong giới văn chương. Lời thơ bình dị vô cùng, cớ sao lại tác động mạnh đến tâm trí người đọc như vậy. Từ cách gieo vần, nghệ thuật tu từ, hình ảnh ẩn dụ làm nên một “con sóng” hào vào bất tử của nhân loại đúng như ý muốn của nữ thi nhân. Đáng tiếc thay chị ra đi sớm quá…

 

        Nói tóm lại “Sóng” là một trong những bài thơ tình đặc sắc nhất. Nếu gọi Xuân Diệu là ông hoàng thơ tình thì danh hiệu bà hoàng thơ tình chắc chắn dành riêng cho xuân quỳnh. Chị là mẫu người phụ nữ hiện đại, dám yêu, dám thổ lộ nhưng vẫn giữ gìn sự sắc son, thủy chung của một tình yêu truyền thống. Và phải chăng khi quay lưng về phía biển cả, chị đã cất bỏ những nỗi đau riêng, hướng đến một vùng trời mới hạnh phúc hơn, chị tin vào điều đó và chính chị cũng khiến người đọc tin vào điều đó. Sóng cứ ào ạt vỗ, dù cho thiên mệnh cướp đi quyền sống của chị thì những con chữ vẫn tiếp tục theo nhịp sóng đến với người đọc. Một lần nữa trái tim Xuân Quỳnh hòa chung nhịp đập đến vô tận như Mai Quốc Liên đã nói: “Người con gái ấy không có ý định làm một cuộc cách tân thơ, cũng không có ý định trau chuốt nghệ thuật thơ mình, nhưng chị đi trên con đường lớn của thơ, con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời” Chị đã, đang và sẽ sống như thế mãi mãi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm