Phân tích bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi (Ko lấy mạng , có thể chụp vở học thêm cũng đc ) Cảm ơn ạ

2 câu trả lời

     Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là nhà chính trị, quân sư, nhà thơ lớn của Việt Nam thời Trung Đại. Một trong những bài thơ hay nhất của ông phải kể đến đó là bài "Cảnh ngày hè" đã tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chứa chan tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước

     Bài "Cảnh ngày hè" là bài thơ `43` trong mục "Bảo kính cảnh giới" phần vô đề của tập "Quốc âm thi tập". Bài thơ được viết trong thời gian ở ẩn. Bài thơ được chia làm hai phần. Phần một là bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè. Phần hai là ước vọng của Nguyễn Trãi

     Trước hết, sáu câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè. Câu một là tâm thế cảm nhận bức tranh ngày hè của thi nhân:

          Rồi hóng mát thuở ngày trường

Câu lục ngôn nhịp `1//2//3` tăng dần nhấn mạnh hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Trãi giây phút nghỉ ngơi hiếm có của nhà thơ. Gợi tâm trạng thư thái thanh thản hòa mình với thiên nhiên của tác giả

     Câu hai, ba, bốn là bức tranh thiên nhiên, cuộc sống:

          Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

          Thạch lựu hiện còn phun thức đỏ

          Hồng Liên trì đã tiến mùi hương

Hình ảnh màu sắc thiên nhiên: màu xanh thẫm của tán hoè, màu đỏ của hoa thạch lựu, màu hồng của hoa sen. Diễn tả nét đẹp giản dị, thanh tao nhưng cũng vô cùng rực rỡ của thiên nhiên ngày hè. Các động từ mạnh: "đùn đùn" (trào ra hết lớp này đến lớp khác), "giương" (vườn dài, bật ra, bung tỏa), "phun" (tuôn trào mãnh liệt), "tiễn" (lan tỏa khắp không gian). Cho thấy sức sống mãnh liệt tràn đầy thôi thúc từ bên trong của thiên nhiên tạo vật. Các nét miêu tả hình khối của Nguyễn Trãi ở đây như đang cựa quậy, sự vật như muốn tỏa, lan rộng ra mãi. Từ "đùn đùn" còn cho thấy màu xanh lục của lá hoè như cuộn lên từng khối xanh biếc, phủ mát một góc sân. Hoa lựu không lặng lẽ tô son điểm sắc mà nhất loạt "phun thức đỏ", bụng phá hết lớp này đến lớp khác như không kìm lại được cho thấy sức sống mạnh mẽ bên trong của sự vật. Hoa sen với mùi hương thơm ngát bay tỏa trong không gian. Cách ngắt nhịp câu ba, bốn nhịp `3//4` khác thơ Đường tạo nên không khí rộn ràng của sự sống. Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan thị giác, khứu giác, thính giác. Ba câu thơ sử dụng cài đặt các động từ kết hợp những từ chỉ trạng thái khác nhau như "tán rợp, giương, tiễn" tạo nên sự sống căng tràn của thảo mộc, hoa lá. Với cách miêu tả ấy, thiên nhiên hiện lên sống động, tươi tắn, không hề tĩnh lặng. Đó là sự bứt phá của hệ thống thi pháp của văn học Trung đại

     Câu năm, sáu là bức tranh cuộc sống:

          Lao xao chợ cá làng ngư phủ

          Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Từ "tịch dương" chỉ thời gian buổi chiều. Âm thanh "Lao xao chợ cá" vọng lại từ xa phía chợ cá của làng chài, gợi cuộc sống tẩm quất no đủ. Mở rộng bức tranh phong cảnh ngày hè về không gian và đem lại cho bức tranh hơi ấm của cuộc sống con người. "Dăng dỏi cầm ve" so sánh tiếng về dòng gian trong chiều tàn dần lên từng nhịp như tiếng đàn đây là âm thanh đặc trưng của mùa hè. Từ láy tượng thanh "Lao xao, Dắng dỏi" cộng biện pháp đảo ngữ cho thấy không khí nhộn nhịp đầy sức sống của làng quê chiều hè. Bức tranh cuộc sống đời thường cho thấy tấm lòng niềm vui của nhà thơ thiết tha với nhân dân, đất nước. Tuy bức tranh ngày hè được đặt vào không gian chiều muộn, cuối ngày nhưng có thể thấy sự sống không hề dừng lại hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh ngày hè sinh động và đầy sức sống. Bức tranh kết hợp hài hòa giữa đường nét, âm thanh, hương vị, con người và cảnh vật. Cảm nhận của tác giả thật độc đáo và hấp dẫn, thi văn bản nhận, giao cảm với bức tranh ngày hè bằng tất cả các giác quan thị giác, thính giác, khứu giác và cả những liên tưởng, tưởng tượng. Nguyễn Trãi đã biết hài hòa sắc vào thanh trong hội họa và âm nhạc, làm cho bức tranh phong cảnh vừa có tình, vừa có hồn, xứng đáng là những vần thơ "thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc". Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, con người, gắn bó với tạo vật

     Hai câu kết là ước vọng của Nguyễn Trãi:

          Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

          Dân giàu đủ sắp đòi phương

Ở hai câu kết, mạch thơ chuyển rất đột ngột bởi nó thuộc không gian tâm tưởng của thi nhân với một ước vọng cao đẹp. Điển tích "Ngu cầm" cho thấy ước mơ có được cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hòa. "Dân giàu đủ sắp đòi phương" diễn tả khát vọng về cuộc sống thái bình, no ấm, hạnh phúc cho nhân dân (dân giàu đủ) và đó phải là cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi (khắp đòi phương). Câu sáu chữ nhịp thơ `3//3` dồn nén cảm xúc của bài thơ. Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai ở thiên nhiên tạo vật mà chính là cuộc sống con người, nhân dân. Đó là khát vọng cao cả, đẹp đẽ của một con người hết lòng vì dân, vì nước. Lý tưởng "Dân giàu đủ sắp đòi phương" của Nguyễn Trãi nó có ý nghĩa thẩm mỹ và mãi đến ngày hôm nay. Bài thơ có tám câu nhưng đến câu thứ tám từ "dân" mới xuất hiện, sau đó lại chính là gốc rẽ của hồn thơ Nguyễn Trãi, một hồn thơ luân lấy cuộc sống của con người, của nhân dân là điểm tựa làm tiêu chí thẩm mỹ cho ngòi bút của mình. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước ước mơ cống hiến cho đức

     Bài thơ sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của Nguyễn Trãi

     Tóm lại, bài thơ cho thấy vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của Nguyễn Trãi

“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là bài số 43 trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” của “Quốc âm thi tập”. - Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả Nguyễn Trãi - Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên là cuộc sống ngày hè: Cây hòe màu xanh lục có tán lá giương cao che rợp. Cây thạch lựu bên hiên nhà đang tràn trề sắc đỏ. Hoa sen màu hồng đang tỏa ngát hương thơm. => Qua những chi tiết trên ta thấy cảnh vật tươi tắn, rực rỡ. - Với động từ: “rợp, phun, tiễn” ta thấy cảnh vật ngày hè sinh sôi nảy nở. - Cùng với từ láy: “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo nhiệt. - Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: “lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve” cho ta thấy cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no. - Nhà thơ đã cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác nhìn thấy cây hòe màu xanh lục, thạch lựu màu đỏ, hoa sen màu hồng, những chú ve, người dân làng chài. - Ngoài ra nhà thơ đã nghe thấy âm thanh những người dân làng chài cười nói và tiếng ve râm ran trong chiều ta như tiếng đàn dội lên. - Nhà thơ còn ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của hoa sen.

Đinh Trí Mẫn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm