Phân Tích 8 câu thơ đầu của việt bắc

1 câu trả lời

I, MB: - Giới thiệu tác giả tác phẩm

         - Nêu đoạn trích

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích:

"Ta với mình mình với ta

....

Chày đêm nện cối đều đều suối xa"

II, TB 

 1, Khái quát chung: 

 - HCST: Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

- Vị trí đoạn trích: thuộc phần 2 của đoạn trích VIỆT BẮC (trong sgk)

- Nội dung:  Khung cảnh chia tay và tâm trạng của người đi – kẻ ở.  

2, Phân tích

a) 4 câu đầu:

*  Tác giả đã sử dụng sáng tạo hai đại từ nhân xưng "mình" và "ta". Trong tiếng Việt, "mình", "ta" khi thì để chỉ ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai hoặc chỉ chung cả hai đối tượng tham gia giao tiếp (chúng ta).  Trong đoạn thơ, TH đã dùng cặp đại từ "mình - ta" với cả hai nghĩa một cách sáng tạo (mình và ta có sự hoán đổi cho nhau) để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

- Thời gian được nói tới trong khổ thơ là thời gian bắt đầu từ khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).....

- Bằng cách nói ngọt ngào của ca dao, tác giả đã gợi lên được những nghĩa tình cách mạng. Các đại từ mình - ta trong đoạn thơ không để nói tới tình yêu đôi lứa mà để nói tới tình cảm cách mạng...

- Cách sử dụng câu hỏi một câu hỏi nhấn vào không gian, một câu hỏi nhấn vào thời gian trong khổ thơ đã góp phần gợi lên một vùng cách mạng, một thời cách mạng.

- Những câu thơ không chỉ cho thấy những tình cảm lớn mà còn cho thấy nét đẹp trong đạo lí truyền thống uống nước nhơ nguồn của dân tộc.

b) 4 câu tiếp:

- Bốn câu thơ trực tiếp bộc lộ tâm trạng của cả người về kẻ ở. Tiếng ai gợi ra sự gắn bó của người trong cuộc. Nó như lời giã từ của một người yêu với một người yêu.

- Cuộc chia tay gợi vẻ đẹp cổ điển nhưng khác với văn chương cổ (thường buồn, biệt li..). Đây là cuộc chia tay trong niềm vui...

- Hình ảnh áo chàm(hoán dụ) vừa gợi hình ảnh bình dị quen thuộc vừa gợi lên sự gắn bó thân thiết và cả sự thuỷ chung son sắt.

- Cách sử dụng các từ láy tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn vừa tạo hình vừa tạo tính nhạc vừa gợi lên một thế giới nội tâm đầy cảm xúc...

- Cách ngắt nhịp khá đặc biệt ở câu lục thứ ba, ngắt nhịp 3/3, câu 8: 3/3/2, kết hợp với thủ pháp tiểu đối đã diễn tả thành công tâm trạng bâng khuâng lưu luyến của buổi chia tay, vừa mới mẻ hiện đại vừa cổ kính lắng đọng... -> Tạo ra sự đối đáp, nhà thơ đã dàn dựng được cảnh chia tay. Nhưng đó chỉ là hình thức kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu chính là sự thống nhất của tình cảm trong tiếng nói chung.

3, Đánh giá chung

-ND, NT

III, KB: Khẳng định lại vấn đề 

* bài viết

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là 8 câu thơ mở đầu bài thơ.

Tập thơ Việt Bắc là một trong những sáng tác vô cùng nổi tiếng của ông. Bài thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những con người kháng chiến; ca ngợi Đảng và Bác Hồ, tình quân - dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân với lãnh tụ, thiên nhiên, đất nước con người,…

Mở đầu đoạn trích là khung cảnh chia tay của người ở lại và người chiến sĩ ra đi, trở về miền xuôi:

“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

Người ở lại mở lời bắt đầu cho cuộc đối thoại giữa người đi - kẻ ở trong khung cảnh chia tay. Bao nhiêu suy tư, trăn trở của người ở lại được gửi gắm vào những câu hỏi dành cho người ra đi: liệu rằng người ra đi có nhớ về khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó thiết tha, mặn nồng đã qua hay không? Có nhớ về con người, thiên nhiên, căn cứ đầu não cách mạng của nơi này hay không? Chỉ với bốn câu thơ nhưng người dân Việt Bắc đã tái hiện toàn bộ những gì hai bên đã có với nhau: đó là thời gian dài đằng đẵng, là những kỉ niệm đã có cùng nhau. Tố Hữu vô cùng khéo léo khi vận dụng cách xưng hô “mình - ta” vốn được dùng trong lối đối đáp xưa vào bài thơ của mình cùng với câu hỏi tu từ, điệp từ “nhớ” càng gây ấn tượng với bạn đọc về nét giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng chân thành của con người nơi đây.

Trước tình cảm, sự trân thành của người dân Việt Bắc, người ra đi bịn rịn không nói nên lời:

“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Những tính từ “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” đã diễn tả vô cùng chính xác, chân thực tình cảm của người ra đi trước giờ phút chia tay đầy quyến luyến. Có thể thấy, bốn câu thơ là vùng đất trù phú của các biện pháp nghệ thuật. Bên cạnh việc sử dụng tính từ, Tố Hữu đã sử dụng vô cùng thành công trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ: mượn hình ảnh áo chàm - vật dụng quen thuộc với người nông dân để chỉ những con người lao động chất phác của mảnh đất này. Vào khoảnh khắc chia tay đầy xúc động ấy, người đi kẻ ở bịn rịn, quyến luyến không nói nên lời. Tất cả tình cảm được thể hiện qua cái cầm tay, bởi khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó đã đủ làm họ hiểu nhau, chỉ cần nhìn vào mắt nhau cũng có thể thấu hiểu tâm tư tình cảm của người còn lại. Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng và cũng để cả hai nhớ về thời gian bên nhau.

Đoạn trích nói riêng và bài thơ nói chung không chỉ là những kỉ niệm trong mười lăm năm gắn bó của người chiến sĩ với nhân dân Việt Bắc mà còn là tình cảm gắn bó keo sơn, trước sau như một của người đi kẻ ở. Bên cạnh đó tác giả còn thể nêu cao tầm quan trọng của chiến khu Việt Bắc đối với cách mạng và độc lập của nước nhà. Tất cả nhưng tâm tư, tình cảm này được tác giả thể hiện chân thực nhất qua thể thơ lục bát và cách xưng hộ “mình - ta” vốn quen thuộc trong dân gian và các câu hỏi tu từ, liệt kê, hoán dụ… vô cùng tinh tế và đặc sắc đã góp phần không nhỏ vào việc làm nên thành công cho tác phẩm.

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu viết nên thi phẩm cùng tên. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm