phân tích 8 câu đầu của đoạn 5 bài Việt Bắc của Tố Hữu : Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu... Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

2 câu trả lời

Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu... Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị sự nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Thơ ông phản ánh chặng đường gian khổ và những chiến thắng vang dội của dân tộc. Ông vận dụng tài tình khéo léo thể thơ lục bát truyền thống và tiêu biểu đó là bài  thơ Việt Bắc đã thể hiện những kỉ niệm năm tháng kháng chiến . Một trong những đoạn thơ tái hiện tình cảm thủy chung son sắt, lòng biết ơn chân thành và ghi lòng tạc dạ của người cán bộ về xuôi trước tấm chân tình của nhân dân Việt Bắc được thể hiện rõ ràng qua đoạn thơ:

“Ta với mình, mình với ta

……………………….

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi"

        Việt Bắc sáng tác tháng 10 năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dành thắng lợi Trung ương Đảng và Chính phủ rời từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Bài thơ được viết trong cuộc chia tay lưu luyến khắc khoải khôn nguôi và được in trong tập thơ cùng tên. Ông tái đã sử dụng thể thơ truyền thống giọng thơ mang đậm chất dân gian làm tăng thêm nỗi nhớ tha thiết.

            Mở đầu đoạn thơ là lời đáp của người ra đi khẳng định tình cảm thuỷ chung của mình:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”

           Người ra đi đã khẳng định “mình đi, mình lại nhớ mình” là để trả lời cho câu hỏi đặt ra của đồng bào Việt Bắc. Đây là lời khẳng định: người cán bộ kháng chiến về thành phố  nhưng vẫn nhớ đến những ngày sống ở chiến khu Việt Bắc. Nói cách khác, đây là lời khẳng định phẩm chất đạo đức của người cán bộ kháng chiến. “Ta – mình”, “mình – ta” quấn quýt, quyện hoà, ta với mình là một. Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. Đinh ninh là sự khẳng định chắc chắn, mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt Bắc. Việt Bắc là cái nôi cội nguồn của cách mạng làm sao dễ dàng quên. Sự so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” đã khẳng định sự chung thuỷ son sắt với Việt Bắc như tình yêu đôi lứa bền chặt, mãi mãi, không bao giờ cạn như nguồn nước kia. Trong tâm thức của người Việt Nam, nước nguồn được chảy ra vì công lao, tình nghĩa vô bờ bến của người mẹ, tuôn chảy bất tận không bao giờ cạn. Bao nhiêu nước thì bấy nhiêu nghĩa tình sâu nặng, như nghĩa mẹ tình cha. “Bao nhiêu” được so sánh với “bấy nhiêu”. Đó là cách so sánh giữa một sự vô tận với một sự vô tận. Đọc câu thơ, ta có cảm giác dường như đó không còn là những dòng chữ im lặng nữa mà là tiếng lòng được thốt lên từ một trái tim tràn đầy xúc động của kẻ ở người về trong giây phút li biệt.

         Một nỗi nhớ da diết, không nguôi được tác giả hình dung thật lạ:

“Nhớ như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.

       Một chữ “gì” hàm chứa biết bao điều, phải chăng đó chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ấp kỷ niệm. Nhớ “như nhớ người yêu”, hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng được nhớ đến - Việt Bắc: ”Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” rồi sau đó là những hình ảnh miêu tả không gian thơ mộng đậm chất núi rừng Việt Bắc:

“Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

         Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc được liệt kê đến từng chi tiết. Rõ ràng tác giả vẫn nhớ rất rõ những kỷ niệm cùng khung cảnh Việt Bắc. “Người thương”, hai chữ thôi nhưng chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người VIệT BắC đã cưu mang, che chở cho cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó. “Bếp lửa” – hình ảnh của một gia đình ấm cúng thường thấy, Phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình thứ hai của mình.Vần chân “sương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu văn trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịn rịn, lưu luyến, không muốn rời xa. Vẫn tiếp tục là nỗi nhớ, nhưng dường như ngày càng sâu đậm hơn với những tên gọi địa danh gắn liền với quá khứ cách mạng mà tác giả từng trãi qua:

“Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.

       Nhớ những thứ thân thuộc khi ngày ngày gắn bó, với những địa điểm hết sức nổi tiếng như :” Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê” , ” suối Lê” ở đây chính là suối Lê Nin. Lại trở về với cách xưng hô mình và ta :

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…”

        “ Đắng cay ngọt bùi” là những khó khăn gian khổ vất vả , ” Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…” ở đây muốn chỉ những người chiến sĩ và người dân Việt Bắc đã cùng nhau trải qua những khó khăn, gian khổ, họ đã cùng trải qua. Với việc sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca. Từng nỗi nhớ như tràn ngập trong tâm hồn Tố Hữu biểu hiện cho một tình cảm sâu nặng tựa như nỗi tương tư đến “người thương”. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại càng khắc sâu hơn sự nhớ nhung nghìn trùng tha thiết của tác giả đối với Việt Bắc.

 

 

Giọng thơ ngôn từ mang đạm chất dân gian kết hợp với thể thơ truyền thống lục bát của dân tộc làm cho lời thơ thêm diuh dàng, nhẹ nhàng thấm thiết. Và sử dụng các biện pháp tu từ tái hiện lại vẻ đẹp kỉ niệm thiên nhiên và con người Việt Bắc.

           Là người, ai mà chẳng có trong tim mình một miền đất để nhớ để thương. Bởi “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn  thơ Tố Hữu viết nên thi phẩm cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc quý

Câu hỏi trong lớp Xem thêm