Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ về tiểu đội xe không kính(không văn mẫu nha, mình cảm mơn), mình cần gấp ạ

2 câu trả lời

Vậy, vì sao những chiếc xe làm nhiệm vụ này lại không có kính để chắn gió, chắn bụi. Điều này được nhà thơ Phạm Tiến Duật giải thích trong hai câu đầu bài thơ:

Không có không phải xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Như vậy, ở đây thông qua cách giới thiệu, cách giải thích độc đáo, người đọc biết được về lí do "xe không kính": "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Một lí do rất đơn giản nhưng đằng sau câu thơ chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng tác giả muốn nói một điều khác, đó là cái không khí ác liệt của chiến trường, của chiến tranh. Đó là cái ác liệt của "bom giật, bom rung" của súng đạn quân thù. Câu thơ là một lời nói giản dị nhưng ẩn chứa biết bao xót xa trước hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc tàn ác. Nó rất gần với văn xuôi, giọng điệu tinh nghịch, vui đùa pha chút ngang tàng biểu lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.

Hai câu thơ đầu, không chỉ là lời giải thích mà còn phản ánh hiện thực chiến tranh. Vì vậy, hình ảnh "chiếc xe không kính" – hậu quả của cuộc chiến tranh ác liệt ấy trở thành một hình tượng độc đáo trong thời kì chống Mỹ.

Xe làm nhiệm vụ trên tuyến trường Trường Sơn gập ghềnh, khói lửa trong tình trạng không kính, chắc hẳn các chiến sĩ lái xe sẽ vô cùng vất vả. Nhưng không:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Tính từ "ung dung" và điệp từ “nhìn” thể hiện niềm sảng khoái bất tận, tư thế hiên ngang sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách của người chiến sĩ lái xe. Nếu như ở hai câu thơ trên, còn đang là "bom giật", "bom rung" dữ dội, ác liệt, hiểm nguy; thì xuống những câu thơ này là tư thế "ung dung" của người lính. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đối lập ở đây, để làm nổi bật tư thế hiên ngang, quả cảm của các chiến sĩ. Họ không hề run sợ, sợ hãi trước bom đạn của quân thù, ngược lại, trong cái xe không có kính vì bom đạn ấy, các anh vẫn ung dung, tự tại. Hình ảnh các anh trở nên đẹp đẽ, phi thường như một bức tượng đài về người chiến sĩ cách mạng.

Hành động nhìn đất, nhìn trời mà còn là nhìn thẳng ấy như là hành động đối mặt trực tiếp với gian khó của cuộc chiến, không hề nao núng. Chứng tỏ, các anh đã rất bản lĩnh, hiên ngang. Vị trí từ "ung dung" trong câu thơ được đặt lên trước cả cụm chủ vị, trước cả trạng ngữ chỉ nơi chốn (buồng lái) để làm rõ tư thế đứng trên đầu thù của các chiến sĩ lái xe. Cách sử dụng nhịp thơ hai – hai – bốn, hình ảnh, ngôn ngữ thơ chân thật, biểu hiện thái độ và tư tưởng người lính: tin tưởng và quyết tâm vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ.

Qua đoạn thơ có thể thấy cách chọn chi tiết xe không kính để lập tứ của tác giả là rất độc đáo vì nó nói lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh, nói về tinh thần vượt lên trên hiện thực khốc liệt của chiến tranh và cũng thể hiện được sự bất bình thường trong cuộc chiến đấu nhằm bộc lộ vẻ đẹp trong tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe.

Đến đoạn thơ thứ hai, nhà thơ tập trung làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái

Đoạn thơ đã diễn tả về tốc độ chiếc xe đang lao nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột bởi xe không có kính chắn gió nhưng vô cùng lãng mạn. khiến người đọc hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác như chính mình đang ngồi trên chiếc xe không kính đó. Điệp từ "nhìn" nhằm nhấn mạnh, khắc sâu vẻ đẹp tỏa ra từ cách nhìn của người chiến sĩ. Anh nhìn "con đường", nhìn những thử thách, gian nan với một thái độ bình tĩnh, tự tin đến lạ thường.

Cách miêu tả, diễn đạt của nhà thơ Phạm Tiến Duật thật tài tình, độc đáo và rất thật: khi xe không có kính, cảm giác về gió mạnh trực diện hơn; "nhìn thấy" gió mang theo bụi đường "xoa mắt đắng" và như càng thấy con đường phía trước: "chạy thẳng vào tim". Hình ảnh "chạy thẳng vào": vượt qua thử thách của chiến trường ác liệt là còn nhờ ở cả tìm cảm của những người lính biết rõ công việc mình làm vì ai và cho ai.

Đường ra trận gian nguy nhưng tâm hồn người lính vẫn đẹp, cách nhìn vẫn tinh tế, lạc quan: một ánh sao, một cánh chim đêm hôm lạc đàn cũng làm anh xao xuyến. Câu thơ thật dễ thương, lãng mạn, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các hình ảnh "gió, sao trời, cánh chim" và cách dùng các từ ngữ "như sa, như ùa" cho thấy được sự hiểm nguy nơi chiến trường ác liệt đã biến thành sự thân mật, thú vị giữa con người với thiên nhiên, biểu hiện vẻ đẹp của tâm hồn người lái xe.

Từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy, từng giờ từng phút đối mặt với cái chết nhưng qua con mắt nhìn của Phạm Tiến Duật trở nên thật thi vị, lãng mạn. Với hai khổ thơ này, người đọc vừa hình dung được hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vừa cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính.

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu - Mẫu 4

Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính”. Tên bài thơ vừa độc đáo, vừa hiện thực, để lại ấn tượng mạnh cho người đọc. Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ. Vì sao lại có sự không bình thường ấy? Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc, tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn, hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự.

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Với lối giải thích tự nhiên, đơn giản, câu thơ giàu chất văn xuôi, tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính. Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Thể thơ tự do phóng khoáng, hình ảnh cụ thể, nhịp thơ hai, hai, bốn biến đổi theo giọng thơ. Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường, súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”. Trong hoàn cảnh chiến tranh, các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận.

Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống. Bom giật , bom rung, sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường, dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ, muốn làm trụi tất cả. Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe, sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế.

Nhưng, nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy, dẫu nó tàn bạo, trong hai câu thơ vẫn không có một từ, một âm thanh, ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ, cay đắng. Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh, một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình. Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe , bằng lời thơ bình tĩnh, tự tin, hình ảnh với ngôn ngữ chân thật, tác giả ca ngợi phẩm chất, tinh thần của người lính “Ung dung…nhìn thẳng”

Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường. So với ý của hai câu trên , ý ở hai câu này có sự đối lập. Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ. Chiến trường “Bom giật, bom rung” dội xuống ác liệt, hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”. Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái. Các anh có bình tĩnh, ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải, chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”.

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính. Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe, nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu. Như thế, bom cứ giật, cứ rung, con đường đi tới, ta cứ đi!

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ viế về những người lính lái xe trên đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ cứu nước ác liệt. Nhà thơ đã khéo chọn hình ảnh những chiếc xe không có kính làm hình tượng trung tâm của bài thơ, dùng nó như một hoán dụ để chỉ những người lính làm nhiệm vụ giao thông vận tải trong chiến tranh. 

     Vậy, vì sao những chiếc xe làm nhiệm vụ này lại không có kính để chắn gió, chắn bụi. Điều này được nhà thơ Phạm Tiến Duật giải thích trong hai câu đầu bài thơ:

       Không có không phải xe không có kính

       Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

      Như vậy, ở đây thông qua cách giới thiệu, cách giải thích độc đáo, người đọc biết được về lí do "xe không kính": "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Một lí do rất đơn giản nhưng đằng sau câu thơ chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng tác giả muốn nói một điều khác, đó là cái không khí ác liệt của chiến trường, của chiến tranh. Đó là cái ác liệt của "bom giật, bom rung" của súng đạn quân thù. Câu thơ là một lời nói giản dị nhưng ẩn chứa biết bao xót xa trước hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc tàn ác. Nó rất gần với văn xuôi, giọng điệu tinh nghịch, vui đùa pha chút ngang tàng biểu lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.

       Hai câu thơ đầu, không chỉ là lời giải thích mà còn phản ánh hiện thực chiến tranh. Vi vậy, hình ảnh "chiếc xe không kính" – hậu quả của cuộc chiến tranh ác liệt ấy  trở thành một hình tượng độc đáo trong thời kì chống Mỹ.

       Xe làm nhiệm vụ trên tuyến trường Trường Sơn gập gềnh, khói lửa trong tình trạng không kính, chắc hẳn các chiến sĩ lái xe sẽ vô cùng vất vả. Nhưng không:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

     Tính từ "ung dung" và điệp từ “nhìn” thể hiện niềm sảng khoái bất tận, tư thế hiên ngang sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách của người chiến sĩ lái xe. Nếu như ở hai câu thơ trên, còn đang là "bom giật", "bom rung" dữ dội, ác liệt, hiểm nguy; thì xuống những câu thơ này là tư thế "ung dung" của người lính. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đối lập ở đây, để làm nổi bật tư thế hiên ngang, quả cảm của các chiến sĩ. Họ không hề run sợ, sợ hãi trước bom đạn của quân thù, ngược lại, trong cái xe không có kính vì bom đạn ấy, các anh vẫn ung dung, tự tại. Hình ảnh các anh trở nên đẹp đẽ, phi thường như một bức tượng đài về người chiến sĩ cách mạng. 

       Hành động nhìn đất, nhìn trời mà còn là nhìn thẳng ấy như là hành động đối mặt trực tiếp với gian khó của cuộc chiến, không hề nao núng. Chứng tỏ, các anh đã rất bản lĩnh, hiên ngang. Vị trí từ "ung dung" trong câu thơ đượng đặt lên trước cả cụm chủ vị, trước cả trạng ngữ chỉ nơi chốn (buồng lái) để làm rõ tư thế đứng trên đầu thù của các chiến sĩ lái xe. Các sử dụng nhịp thơ hai – hai – bốn, hình ảnh, ngôn ngữ thơ chân thật, biểu hiện thái độ và tư tưởng người lính: tin tưởng và quyết tâm vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ.

      Qua đoạn thơ có thể thấy cách chọn chi tiết xe không kính để lập tứ của tác giả là rất độc đáo vì nó nói lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh, nói về tinh thần vượt lên trên hiện thực khốc liệt của chiến tranh và cũng thể hiện được sự  bất bình thường trong cuộc chiến đấu nhằm bộc lộ vẻ đẹp trong tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe.

      Đến đoạn thơ thứ hai, nhà thơ tập trung làm rõ vẽ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ:

 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

      Đoạn thơ đã diễn tả về tốc độ chiếc xe đang lao nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột bởi xe không có kính chắn gió nhưng vô cùng lãng mạn. khiến người đọc hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác như chính mình đang ngồi trên chiếc xe không kính đó. Điệp từ "nhìn" nhằm nhấn mạnh, khắc sâu vẻ đẹp tỏa ra từ cách nhìn của người chiến sĩ. Anh nhìn "con đường", nhìn những thử thách, gian nan với một thái độ bình tĩnh, tự tin đến lạ thường.

      Cách miêu tả, diễn đạt của nhà thơ Phạm Tiến Duật thật tài tình, độc đáo và rất thật: khi xe không có kính, cảm giác về gió mạnh trực diện hơn; "nhìn thấy" gió mang theo bụi đường "xoa mắt đắng" và như càng thấy con đường phía trước: "chạy thẳng vào tim". Hình ảnh "chạy thẳng vào": vượt qua thử thách của chiến trường ác liệt là còn nhờ ở cả tìm cảm của những người lính biết rõ công việc mình làm vì ai và cho ai.

      Đường ra trận gian nguy nhưng tâm hồn người lính vẫn đẹp, cách nhìn vẫn tinh tế, lạc quan: một ánh sao, một cánh chim đêm hôm lạc đàn cũng làm anh xao xuyến. Câu thơ thật dễ thương, lãng mạn, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các hình ảnh "gió, sao trời, cánh chim" và cách dùng các từ ngữ "như sa, như ùa" cho thấy được sự hiểm nguy nơi chiến trường ác liệt đã biến thành sự thân mật, thú vị giữa con người với thiên nhiên, biểu hiện vẻ đẹp của tâm hồn người lái xe.

      Từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy, từng giờ từng phút đối mặt với cái chết nhưng qua con mắt nhìn của Phạm Tiến Duật trở nên thật thi vị, lãng mạn. Với hai khổ thơ này, người đọc vừa hình dung được hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vừa cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước