phân tích 2 câu đầu bài thơ Viếng lăng Bác bằng 1 đoạn văn

1 câu trả lời

Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng".

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ hai có hình ảnh hàng tre trong sương. Đó là hình ảnh của hàng tre được trồng quanh lăng, là biểu tượng của nhân dân, dân tộc VN kiên cường, bất khuất. Tóm lại, hai câu thơ đầu là hai câu thơ mở đầu cho hoàn cảnh ra viếng thăm lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.