Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa việc lựa chọn nguyên tắc sống đúng đắn của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn – Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét chất hùng ca và tình ca trong đoạn thơ.

2 câu trả lời

câu 1:

Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, khi mà mọi thông tin có thể được hàng trăm hàng triệu người biết đến, là khi mọi thứ đã được hiện đại hóa, chúng ta giảm bớt được rất nhiều công việc hàng ngày. Nhưng liệu chúng ta có thể xây dựng một cuộc sống đúng đắn trong thời đại này không? Mọi người trên con đường của bản thân, ai nấy cũng đều chạy thật nhanh, chúng ta có thể ngập ngừng, mơ màng nhưng không được cho phép bản thân cam chịu, xem nhẹ bản thân, vì chúng ta không thua kém bất kì ai. Cuộc sống hiện tại của mỗi người không được như ý muốn vì mỗi người đều có thời gian để trưởng thành. Chúng ta chỉ cần miệt mài nỗ lực, bước tiếp trên con đường phía trước, như thế dù tương lai kết quả thế nào cũng không hối tiếc, vậy đã là một nguyên tắc sống đúng đắn rồi

Phần II: Làm văn

Câu 1

Vệc lựa chọn nguyên tắc sống đúng đắn có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Nguyên tắc sống chính là những quy định, những quan điểm, những cái mà con người đặt ra cho chính bản thân mình để tuân thủ và thực hiện theo. Có thể kể đến những nguyên tắc sống như chấp nhận thử thách, dám dấn thân, vượtqua thất bại,...Đó là những nguyên tắc sống tích cực mang đến giá trị cho cuộc sống của con người. Vậy tại sao phải có nguyên tắc sống đúng đắn? Bởi sự sống là vô cùng quý giá, chẳng ai có thể bất tử hay sống đến 2 lần. Vậy nên phải có nguyên tắc sống để con người có thể dựa vào đó mà sống đẹp, có những cách hành xử, thể hiện nhân cách đẹp, văn minh. Nguyên tắc ấy tựa như kim chỉ nam cho con người trên đường đời để không bị sa đà vào những cái xấu xa, không bị cám dỗ bởi chúng. Đó cũng giống như ngọn hải đăng giữa biển khơi bao la, phát ra thứ ánh sáng dẫn đường chỉ lối cho con tàu của con người có thể cập bến an toàn, hạnh phúc. Lựa chọn nguyên tắc sống đúng đắn phải dựa trên nhận thức đúng mực của con người về những giá trị của cuộc sống. Đó là cả 1 quá trình dài, cần sự say mê của con người. 

Câu 2

I, MB: - Giới thiệu tác giả tác phẩm

         - Nêu đoạn trích

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích 

" Mình về mình có nhớ ta

....

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay'

II, TB 

 1, Khái quát chung: 

 - HCST: Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

- Vị trí đoạn trích: thuộc phần 2 của đoạn trích VIỆT BẮC (trong sgk)

- Nội dung: Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến khi chia tay

 2, Phân tích: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của người đi – kẻ ở.

a,  4 câu trên: lời ướm hỏi của người ở lại.

- Cách gọi mình – ta gợi nghĩa tình thân thiết.

- CHTT: nhắc nhớ kỉ niệm từ những ngày đầu người VB chở che Cách mạng. Lời hỏi đã khơi gợi cả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nhớ thương tuôn chảy.

- “Mười lăm năm”: tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10 – 1954) -> thời gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt. -

Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết.

- Hình ảnh: cây – núi, sông – nguồn => gợi mqh khăng khít, thủy chung, ân tình giữa k/chiến và VB. => Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong lòng người ra đi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình. .

- Tác giả đã sử dụng sáng tạo hai đại từ nhân xưng "mình" và "ta".

 + Trong tiếng Việt, "mình", "ta" khi thì để chỉ ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai hoặc chỉ chung cả hai đối tượng tham gia giao tiếp (chúng ta).

+ Trong đoạn thơ, TH đã dùng cặp đại từ "mình - ta" với cả hai nghĩa một cách sáng tạo (mình và ta có sự hoán đổi cho nhau) để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

b, 4 câu tiếp theo: lời đáp của người ra đi.

- Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn diễn tả  sự day dứt, bối rối trong tâm trạng và hành động của người ra đi.

- Bp hoán dụ: “áo chàm” => gợi hình ảnh bình dị, thân thương của những người dân VB. \

- Hành động: cầm tay thê rhiện sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và VB. => Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

3, Đánh giá chung

- Chất hùng ca: là lời tổng kết quá trình kháng chiến gian khổ của nhân dân ta

- Chất tình ca: tình cảm sâu nặng của người ra đi và người ở lại

III, KB: Khẳng định lại vấn đề

*Bài làm

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc", là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích 

" Mình về mình có nhớ ta

....

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay'

 Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

Nỗi nhớ da diết của những người yêu nhau như thế nào thì nỗi nhớ của con người Việt Bắc với những người cách mạng cũng như vậy:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"

Mở đầu đoạn trích là cách xưng hô "mình"-"ta" đầy thân thương gần gũi, "mình"-là người cách mạng còn "ta" chính là người Việt Bắc. Người dân Việt Bắc hỏi rằng: "Mình về mình có nhớ ta" đọc câu thơ ta thấy ở trong đó có đầy tình cảm lưu luyến, nuối tiếc như một cặp tình nhân khi phải xa nhau, cảm giác đau khổ, không nỡ , nhưng tình yêu thì được hình thành trong quãng thời gian rất ngắn còn tình người giữa Việt Bắc và cách mạng lại là quãng thời gian "mười lăm năm". Mười lăm năm-đó là một quãng thời gian không hề ngắn , đặc biệt trong mười lăm năm ấy tình cảm nào có nhạt phai mà còn "thiết tha mặn nồng"

Nếu như hai câu đầu là tình cảm giữa người với người thì đến với hai câu sau chính là tình cảm giữa con người với thiên nhiên

Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"

Người dân Việt Bắc không biết rằng khi về miền xuôi những người cán bộ cách mạng có còn nhớ Việt Bắc nữa hay không "Mình về mình có nhớ không" đọc câu thơ lên với giọng thơ nhẹ nhàng ta thấy rưng rưng nước mắt. Núi rừng Việt Bắc, sông núi Việt Bắc đẹp lắm, hùng vĩ lắm nhưng ở miền xuôi lại nhộn nhịp đông đúc. Người dân Việt Bắc sợ, họ sợ những người cách mạng quên mất Việt Bắc, quên mất những ngày tháng hái quả rừng, ăn rau rừng trên núi, quên mất dòng sông vẫn hàng ngày bắt cá . Trong suy nghĩ của họ, họ rất sợ. Từ "nhớ" trong câu thơ được lặp lại như muốn tô đậm thêm nỗi nhớ nhung da diết, không nỡ rời xa, không nỡ chia li. Chỉ với bốn dòng thơ đầu Tố Hữu đã tái hiện lại khung cảnh của buổi chia li thật xúc động, nghẹn ngào và đầy nước mắt.

Trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ, cái se lạnh của Việt Bắc những người cách mạng chia tay Việt Bắc

"Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

Người cách mạng rời xa Việt Bắc nhưng vẫn nhớ về tiếng nói tha thiết của người dân Việt Bắc lúc chia tay: "Tiếng ai tha thiết bên cồn". Người cách mạng về xuôi sẽ còn nhớ lắm giọng nói của người dân Việt Bắc. Vì nhớ nên "Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi" câu thơ khi đọc lên ta thấy cảm xúc như dân trào. "bâng khuâng" là từ láy chỉ trạng thái của con người mà cụ thể ở đây là người cách mạng về xuôi, họ ra đi nhưng trong lòng cảm thây lưu luyến không nỡ rời xa. Cảm xúc nghẹn ngào không nói nên lời đến cả bước đi cũng như nặng hơn. Người không muốn đi mà chân cũng không muốn bước, bước chân trở nên "bồn chồn" như cũng muốn quay trở lại Việt Bắc, quay lại quê hương cái nôi của cách mạng, nơi có những con người tình nghĩa, thủy chung luôn chờ đón họ. Họ không nỡ rời xa nhau nhưng trong giây phút nghẹn ngào cuối cùng được ở gần nhau thì họ lại không thể thốt nên lời

"Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

Màu ao "chàm"-màu áo đặc trưng của cách mạng cũng góp chung vào nỗi nhớ của kẻ ở người đi, họ nhớ nhau nhớ cả màu áo của nhau. Họ cầm tay nhau tình cảm thắm thiết mà không thể thốt nên lời. Tâm trang trong câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" cũng khiến cho cảm xúc của người đọc và theo cảm xúc của con người trong thơ: bồn chồn, không yên, day dứt, khó diễn tả. Họ chia tay chỉ muốn òa khóc, xúc động không nói nên lời. họ không còn gì để nói với nhau hay họ có quá nhiều cảm xúc muốn nói mà không thể nói hết trong một khoảnh khắc ngắn ngủi này. Chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ với 28 chữ Tố Hữu đã cho người đọc hòa mình vào cuộc chia tay, cũng là lời của người ra đi nói với người ở lại đã làm cho người đọc xúc động nghẹn ngào

Đoạn trích trên trong bài thơ "Việt Bắc" không chỉ thành công ở nội dung mà còn thành công ở nghệ thuật với thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình ta, ngôn ngữ giàu sức gợi. đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

Tóm lại, tám câu thơ trên trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó phai mờ về tình cảm giữa người Việt Bắc và cách mạng. Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng sẽ luôn sống mãi trong lòng chúng ta, trong trái tim người đọc Việt Nam.