Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng đại học, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng đại học.. Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình. Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. …. Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "đại học" rất nhiều". (Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Câu 3. Theo anh/chị, việc đưa ra câu nói:Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện có tác dụng gì? Câu 4. Lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp” gợi anh, chị suy nghĩ gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về giá trị của "thực học" đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

2 câu trả lời

1. PTBĐ nghị luận

2.

BPTT so sánh: " Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon"

Tác dụng: Bằng cách nói đầy hình ảnh, tác giả nhằm thể hiện: Cuộc đời mỗi người là 1 đường chạy marathon dài, là 1 quá trình mà ở đó cần sự nỗ lực, bền bỉ của sức mạnh, của ý chí. Dẫu cho có bị thua ở những km đầu tiên nhưng nếu như không ngừng nỗ lực, phấn đấu thì cuối cùng ta có thể đạt đến đích, đến thành công.

3. 

việc đưa ra câu: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" nhằm khẳng định giá trị của sự thực lực, sự hiểu biết tường tận chứ không phải là những tấm bằng, những danh xưng trên giấy

4. 

lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" như 1 lời đốc thúc mỗi người, phải khản trương, phải nhanh lên. Nếu như đã bị thua kém bạn bè từ những bước đầu tiên thì con người vẫn còn cơ hội để về đích trước, cái quan trọng là phải đẩy nhanh tốc độ, gấp rút để rút ngắn khoảng cách đã có và tự thúc đẩy bản thân xa hơn.

Phần 1:

1. PTBĐ: nghị luận

2. BPTT: so sánh: cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon

-> Tác dụng: làm cho câu văn gợi hình, gợi cảm hơn đồng thời cho chúng ta thấy cuộc đời quá dài, nếu muốn thành công thì phải có ý chí, sự kiên trì.

3. Việc đưa ra câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" có tác dụng nhằm ngầm khẳng định giá trị đích thực của tài năng, thực lực, bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống cúng vậy, cái ta cần là năng lực thực sự chứ không phải cái giỏi trên bằng cấp, giấy tờ

4.  Lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp” rất đúng đắn và hợp lý. Đầu tiên khẳng định sức trẻ trong việc sáng tạo, phát triển bản thân. Khi con người còn trẻ thì mọi khiếm khuyết đều có thể học hỏi. Ngoài ra lời khuyên trên còn như một lời giục giã con người ta hãy nhanh lên, nhanh nắm bắt cơ hội để phát triển bản thân hơn nữa.

Phần 2:

    Cuộc sống ngày càng phát triển và đi lên thì yêu cầu về con người cũng từ dó mà ngày càng được chú trọng. Con người cần có việc học dể thành người giúp ích cho đất nước. Trong đó "thực học" là vấn đề được đề cao và có ý nghĩa vo cùng quan trọng trong đời sống của thế hệ trẻ. Thực học là học thật, tri thức có thật, hiểu biết có thật. Người có thực học là một con người am hiểu về các kiến thức có trong sách vở hay là trong cuộc sống chứ không phải là sự hiểu biết bên ngoài, sáo rỗng. Học thật chính là sự chân thực, đem đến giá trị trong cuộc sống.  Tức học là nhằm kết quả của sự hiểu biết, kết quả của sự, ứng dụng, mà không phải chỉ dừng lại ở tri thức hay kiến thức suông. Thực học giúp con người ta trở thành một người có tri thức, mang đến sự thành công trong cuộc sống. Vì có học mới có thể biết được mọi quy tắc hay kỹ thuật,  kỹ năng cần thiết của việc làm. Thực học không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân và đất nước. Đó chính là cơ sở để phân biệt về đẳng cấpcủa những con người trong xã hội. Thực học cũng thể hiện phẩm chất đạo đức của một con người. Tóm lại, thực học có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và thành của con người. Vì vậy mỗi người hãy rèn luyện cho mình cách học đúng đắn này vì bản thân cũng như xã hội.