Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Sự trưởng thành là nhiệm vụ cá nhân và tạo ra môi trường cho mọi người trở nên trưởng thành là nhiệm vụ của gia đình, trường học, xã hội. Trưởng thành là một quá trình thay đổi về tư duy lẫn nhận thức, nó không liên quan tới tuổi tác hay môi trường sống cũng không liên quan tới ngoại hình hay vật chất bên ngoài. Có người trưởng thành rất sớm nhưng có người chỉ lớn xác mà không bao giờ chịu trưởng thành. Mục tiêu đầu tiên của đàn ông nên là trở thành người trưởng thành thay vì thành đạt hay quyền lực. Các cô gái cũng vậy, muốn lấy được tấm chồng tốt cũng nên đặt tiêu chí tìm người trưởng thành làm gốc. Cha mẹ nên mong và tạo điều kiện cho con cái trưởng thành thay vì để chúng là những đứa con lớn xác biết nghe lời. Bởi vì vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành. Dù trọng tâm cuộc sống của bạn đã và đang đặt ở đâu: vật chất, danh vọng, quyền lực, gia đình, người yêu… hãy tạm gác lại và ưu tiên vào bản thân mình trước. Hãy biến mình trở thành người trưởng thành, một cây cao có tán lá sum sê và bộ rễ vững chãi, có vậy mới không có cơn bão nào quật ngã, chim muông sẽ đến dưới tán lá trú ngụ và bạn sẽ không còn cảm thấy chông chênh… (Trích sách Sống như ngày mai sẽ chết - Phi Tuyết - Nxb Thế Giới, 2017) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo tác giả, trưởng thành là gì? Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh được sử dụng trong đoạn cuối văn bản:Hãy biến mình trở thành người trưởng thành, một cây cao có tán lá sum sê và bộ rễ vững chãi, có vậy mới không có cơn bão nào quật ngã, chim muông sẽ đến dưới tán lá trú ngụ và bạn sẽ không còn cảm thấy chông chênh… Câu 3. Anh/ chị hiểu câu “ vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành ” như thế nào? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm Có người trưởng thành rất sớm nhưng có người chỉ lớn xác mà không bao giờ chịu trưởng thành hay không? Vì sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự trưởng thành của con người trong cuộc sống.

1 câu trả lời

1, Theo tác giả, trưởng thành là một quá trình thay đổi về tư duy lẫn nhận thức, nó không liên quan tới tuổi tác hay môi trường sống cũng không liên quan tới ngoại hình hay vật chất bên ngoài.

2, Các hình ảnh được sử dụng trong câu cuối của văn bản là hình ảnh ẩn dụ: cây cao có tán lá sum suê và bộ rễ vững chãi, cơn bão, chim muông sẽ đến dưới tán lá trú ngụ.

Hình ảnh cây cao có tán lá sum suê là hình ảnh của một con người trưởng thành về cả thể xác lẫn tinh thần; bộ rễ vững chãi là tượng trưng cho con người có nền tảng tri thức vững chắc và vốn sống dồi dào, khả năng thích nghi cao với cuộc sống. Hình ảnh của những cơn bão là hình ảnh của những chông gai, khó khăn và thử thách còn hình ảnh chim muông sẽ đến dưới lá trú ngụ là tượng trưng cho con người trưởng thành sẽ trở thành điểm tựa của những người xung quanh và có cuộc sống hạnh phúc.

Tóm lại, nội dung của câu văn cuối là: Khi con người trưởng thành và có nền tảng sống vững chãi, những khó khăn sẽ chẳng thể nào quật ngã chúng ta, ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc hơn và không còn cảm thấy chênh vênh, lạc lõng, vô định nữa

3,

Câu "vâng lời hay ngoan ngoãn không có nghĩa là trưởng thành" chính là một lời khẳng định cho việc trưởng thành chính là việc thay đổi nhận thức và hành động sao cho chín chắn và nghĩ cho tương lai, tự chủ, tự lập trong quyết định của cuộc đời. Còn việc vâng lời và ngoan ngoãn là những biểu hiện của trưởng thành chứ chưa thể hiện sự trưởng thành hoàn toàn. Những đứa trẻ vâng lời và ngoan ngoãn chính là bước đầu của sự trưởng thành vì chúng biết những lời cha mẹ dạy dỗ là tốt cho chúng

4,

Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Trên thực tế, tùy vào hoàn cảnh sống và điều kiện sống của mỗi người, có những người có ý thức trưởng thành từ rất sớm hoặc cũng có những người chỉ lớn về thể xác mà thôi. Những tác động của môi trường sống khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến sự trưởng thành và tốc độ trưởng thành của mỗi cá nhân. Thể xác không phản ánh được điều gì về trưởng thành vì trưởng thành chính là sự thay đổi về nhận thức và tâm hồn. Tuy nhiên, con người càng phải tiếp xúc và đương đầu với những thử thách cuộc sống càng sớm sẽ càng trưởng thành và mạnh mẽ hơn, dày dặn kinh nghiệm hơn những người luôn được bao bọc, chở che và đi trên con đường thuận lợi.

****

Trong cuộc sống, sự trưởng thành đối với con người chính là một dấu mốc quan trọng. Thật vậy, sự trưởng thành của 1 người chủ yếu là qua sự chín chắn về mặt tinh thần, chứ không đơn thuần là sự lớn lên về xác thịt bên ngoài. Đầu tiên, sự trưởng thành của một con người được biểu hiện bằng sự ý thức những trách nhiệm và bổn phận mình cần đảm đương trong tương lai. Khi ta còn nhỏ, ta thường sống những ngày vô lo, vô nghĩ và chẳng cần phải chịu trách nhiệm với ai. Nhưng khi ta trưởng thành, việc này đồng nghĩa rằng chúng ta có những trách nhiệm với gia đình, với công việc, với quê hương và với cả bản thân mình nữa. Sống buông tuồng, vô trách nhiệm, không chăm lo cho gia đình cũng như bản thân đều là biểu hiện của sự chưa trưởng thành và chín chắn. Thứ hai, sự trưởng thàn được biểu hiện bằng việc chúng ta nhận ra được chúng ta đã từng trẻ con và ngây thơ đến như thế nào trong quá khứ. Người lớn sẽ không còn giữ được sự hồn nhiên như ngày còn thơ bé và khi ta lớn, ta sẽ có sự so sánh với những ngày xưa và thấy được rằng mình đã từng có quãng thời gian trưởng thành và trở nên chín chắn đến như thế nào. Cuối cùng, sự trưởng thành còn được biểu hiện bằng việc chúng ta dũng cảm đối mặt với những nỗi sợ của bản thân thay vì né tránh như hồi ngày xưa. Chấp nhận, đối diện với những khó khăn, chẳng sợ thất bại và cứ tiến lên phái trước vì những mục tiêu cao cả chính là tâm niệm của những người trưởng thành mong muốn mình có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, quá trình trưởng thành chính là quá trình hoàn thiện bản thân dần dần, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Tóm lại, sự trưởng thành không được thể hiện bạn ở độ tuổi bao nhiêu mà miễn khi đầu óc chúng ta trở nên chín chắn thì là lúc chúng ta trưởng thành. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
17 giờ trước