Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng Tóc dài mẹ xoã sau lưng Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen Tóc sâu của mẹ, tôi tìm Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi Con ngoan rồi đấy mẹ ơi Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh (Tóc của mẹ tôi, Phan Thị Thanh Nhàn) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Ở 4 dòng thơ đầu, nhà thơ kể chuyện gì ? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau: Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung dòng thơ sau như thế nào ? Tóc sâu của mẹ, tôi tìm Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương Câu 4. Điều Ước gì của người con ở cuối bài thơ gợi anh, chị có suy nghĩ gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc tri ân sâu sắc với đấng sinh thành trong cuộc sống con người. Câu 2. (5,0 điểm) Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Ðến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Ðục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu. Tràng tươi cười: - Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào. Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa: - U đã về ạ! Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường.Tràng nhắc mẹ: - Kìa nhà tôi nó chào u. Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp: - Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả... Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. (“Vợ nhặt” – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008,tr 27-28) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

1 câu trả lời

Câu 1

Ở 4 dòng thơ đầu, nhà thơ kể chuyện về những vất vả, cùng thơi gian in hằn lên mái tóc của mẹ

Câu 2

Biện pháp so sánh: "Bao nhiêu...bấy nhiêu"

Tác dụng: Tá giả so sánh nỗi buồn vs những sợi tóc bạc của mẹ để làm nổi bật lên những vất vả, lo toan, nhọc nhằn, hi sinh vì con của mẹ. Mẹ phải vất vả với công việc, với thời gian, nhưng vẫn luôn dành thời gian, dành tình cảm lo lắng cho con cái của mình. Qua đó thể hiện tình cảm của người con dành chô mẹ của mình.

Câu 3

Câu thơ miêu tả hình ảnh chan chứa kỉ niệm đẹp giữa mẹ và người con. Khi đó, tóc mẹ bạc còn ít, người con còn nhổ tóc sâu cho mẹ đỡ bị ngứa.  Mái tóc ấy là mái tóc của mẹ, là hình ảnh cho  những yêu thương, những hi sinh, những tình cảm mà mẹ dành cho con.

Câu 4

Điều Ước gì của người con ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ: Niềm ước ao của chủ thể trữ tình thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa bởi người con không cầu mong  gì cho mình mà tất cả điều tốt đẹp mong có được đều dành cho mẹ. Người mẹ sẽ rất hạnh phúc khi con mình biết nhận ra những sai lầm và quyết tâm sửa chữa. Nhưng có lẽ điều ấy là không thể, tóc mẹ không thể xah thêm một lần nữa. 

Phần II

Câu 1

Đoạn thơ tràn đầy cảm xúc đã gợi cho người đọc suy nghĩ về ý nghĩa việc tri ân sâu sắc với đấng sinh thành trong cuộc sống con người. Tri ân có nghĩa là ghi nhớ, tưởng nhớ, báo đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục suốt bao nhiêu năm thắng đối với cha mẹ. Những công lao trời bể ấy  chúng ta phải nhớ, phải báo đáp bởi lẽ cha mẹ là người đã hi sinh tất cả những gì tốt đẹp nhất cho mình, là người mang nặng đẻ đau, là người nuôi nấng, bảo ban ta không chỉ năm tháng thơ ấu mà còn đến khi con trưởng thành. Tri ân đáng sinh thành có ý nghĩa rất to lớn. Trước hết, nó thể hiện đạo lí làm người của dân tộc, của mỗi con người. Từ trước đến nay, chữ hiếu vẫn là nét đạo lí quan tọng nhất, thể hiện đạo lí của mỗi con người.  Chữ hiếu gắn liền với việc báo đáp, tri ân công ơn của cha mẹ. Không những thế, việc làm ấy còn thể hiện nét đẹp nhân cách của mỗi con người. Đó là biểu hiện của con người biết sống theo luân thường đạo lí, biết ghi nhớ và biết trả ơn. Tục ngữ xưa cũng nhắc nhở ta rằng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nếu ngay đến cha mẹ ta mà ta còn không báo đáp được thì huống chi là đến những người xa lạ đã giúp đỡ ta. Tri ân còn thể hiện tình cảm của co cái dành cho cha mẹ của mình. Cha mẹ đã vất vả suốt bao tháng năm, đến lúc về già, con cái nên để cho cha mẹ không phải buồn phiền mà luôn vui vẻ, an nhàn là một trong những hành động thể hiện ý nghĩa của tri ân. Vì vậy, chúng ta , mỗi người con hãy ghi nhớ lấy công lao, những hi sinh của cha mẹ dành cho ta để có thể có những hành động tri ân đẹp nhất. 

Câu 2

*dàn ý

I,MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

         Nêu giới hạn: 

II, TB:

  1, Khái quát chung

   - Hoàn cảnh sáng tác :

  - Nội dung truyện từ đầu đến "bà lão phấp phỏng bước..."

  - Khái quát về bà cụ Tứ: tâm trạng bà cụ Tứ khi thấy thị và khi biết anh cu Tràng đã có vợ

 2, Cảm nhận

* Giới thiệu về nhân vật bà cụ Tứ

- Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.

- Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.

=> Bà cụ Tứ là hiện thân của người nông dân nghèo và có diễn biến tâm trạng khá phức tạp.

* Lúc đầu:

- Bà lão lọng khọng đi vào : Một bà mẹ nghèo già yếu( cách dùng từ khẩu ngữ gợi dáng vẻ tiều tuỵ)  + Đứng sững lại, ngạc nhiên ; hấp háy cặp mắt “ Ai thế nhỉ” . Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

 + Băn khoăn : Ô hay, thế là thế nào nhỉ? -> Bà ngạc nhiên vì việc Tràng có vợ quá đột ngột.

* Khi hiểu ra: Lòng bà mẹ buồn vui lẫn lộn.

- Buồn , tủi vì xót thương cho số kiếp con trai mình, thương con dâu.

 + Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn lên làm nổi , những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.

 + Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.  -> Tấm lòng bà mẹ bao la như biển cả. - Mừng vì con mình đã có được vợ. 

- > Trong cái đói nghèo cơ cực, họ vẫn khao khát cuộc sống gia đình đầm ấm.

* Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, tấm lòng của Tràng và bà mẹ là điểm sáng tươi đẹp. Họ đã tìm được niềm vui trong sự cưu mang , nương tựa vào nhau, tình cảm vợ chồng, mẹ con đã giúp họ vượt qua thực trạng u uất bế tắc.Đó là những tấm lòng cao đẹp. 

3, Đánh giá chung: 

Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

III, KB: Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật

* bài viết tham khảo

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, được coi nhà văn của người nông dân Bắc bộ với những phong tục, văn hoá cổ truyền, đời sống làng quê. Thế giới nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân nghèo rất gần gũi với sinh hoạt của ông- những con người gắn bó tha thiết với quê hương Cách mạng. Đến đây, thật thiếu sót nếu bỏ qua tác phẩm "Vợ nhặt"- một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Truyện đã để lại ấn tượng sâu đậm bởi hình ảnh bà cụ Tứ- một người mẹ nghèo thương yêu con, đặc biệt là trong đoạn "Bà lão phấp phỏng bước... cơn đói khát này không".

Cụ Tứ là một người đã có tuổi, chồng thì đã mất con gái tên Đục thì đã đi lấy chồng bà sống với con trai tên là Tràng. Hai mẹ con bà xuất hiện trong nền cảnh của nạn đói năm 1945. Có thể nói chính hoàn cảnh khó khăn ấy càng làm nổi bật lên diễn biến tâm lý và phẩm chất của bà. Bà vẫn còn phải ra ngoài kiếm đồng rau cái muối, vẫn biết bao nhiêu nắng mưa, gánh nặng đổ lên đầu và trong buổi chiều hôm ấy bà bất ngờ trước hành động của con trai mình. Bà chưa bao giờ dám nghĩ anh cu Tràng con mình sẽ có vợ dù lòng bà rất muốn có một người con dâu bởi bà biết con mình thế nào, hoàn cảnh của gia đình ra sao.

Khi anh cu Tràng dắt vợ về chờ đợi mẹ trong căn nhà rách nát ấy, lúc về tới nhà, thấy một người đàn bà đang ngồi ở đầu giường của cậu con trai, bà rất ngạc nhiên. Và càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng chào mẹ từ miệng người đàn bà ấy. Anh cu Tràng biết mẹ chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra bền cất tiếng “ Kìa nhà tôi nó chào u….Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Tiếng nói ấy, lời khẳng định ấy được cậu con trai của bà thốt ra, bà vẫn chưa thể tin được đây là sự thật, cố nhìn cho kĩ người đàn bà vẫn đang ngồi nơi đầu giường: “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay sang nhìn con tỏ ý không hiểu”. Hóa ra con bà đã có vợ, một đứa vừa xấu, vừa nghèo như cu Tràng lại có kẻ nhận theo về ư? Lòng bà vẫn chưa hết ngạc nhiên, còn đong đầy những câu hỏi thắc mắc pha lẫn tò mò. 

Khi dần hiểu ra mọi chuyện, biết Tràng nhặt được người đàn bà kia về làm vợ, bà chỉ biết  “cúi đầu nín lặng” mà thôi. Xót thương biết bao cho số kiếp của con trai bà, bà nhớ về người chồng năm xưa của mình, nhớ về người con gái bà từng có những đã qua đời, bà càng thương, càng tủi, càng xót xa. Là một người mẹ, bà thương con vô bờ, bà biết con trai mình từ nay cũng đã yên bề gia thất, có mừng đấy chứ, nhưng mừng thì ít mà lắng lo thì nhiều. Bà trách phận mình làm mẹ lại chẳng thể cho con lấy một ngày ấm êm, cũng chẳng có gì lo cho con khi con lấy vợ. Bà cũng nặng lòng biết bao khi người chết vì đói thì nhiều, mạng sống mỏng manh như sợi tóc treo ngàn cân, nhà thì thiếu thốn, khốn khó mà con trai lại lấy vợ lúc này. Rồi bà khóc vì thương con, thương cô con dâu mới , hai đứa rồi sẽ ra sao, có chăng vượt qua được kiếp nạn đọa đày này. . Làm sao có thể nói hết những yêu thương mà tấm lòng bà cụ dành cho con, những lời dịu dàng, chân thành được thốt lên từ trái tim ấm áp và sâu tận tâm can của người mẹ khiến ta không khỏi nghẹn lòng. “Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

Nhân vật bà cụ Tứ lấp lánh trong tác phẩm những đức tính cao đẹp của người phụ nữ, người mẹ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, lòng nhân hậu, vị tha, tình thương yêu con vô bờ bên và sự kiên cường trong ý chí. Trong gian nan, giữa ngàn sự chết chóc, trăm vạn mối lo toan, bà vẫn lạc quan, vẫn không nuôi hy vọng và niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp.

Bằng cách kể chuyện hấp dẫn, sự thấu hiểu tâm lý, lòng người đã giúp nhà văn đi sâu vào từng ngõ ngách tâm hồn của nhân vật, để khi đọc những trang văn viết nên từ ngòi bút ấy, ta được sống với những cảm xúc cùng nhân vật để cùng hạnh phúc, cùng lo lắng, cùng khóc, cùng cười. Thật cảm ơn Kim Lân đã dành cho những người nông dân lam lũ một tình yêu thương vô bờ và bền chặt đến vậy.