Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Đạn bom vùi lấp chồng rồi Chị tôi cũng đội tơi bời gió đông. Nhớ thương chôn chặt đáy lòng Tóc xanh điểm trắng, má hồng phôi pha. Dắt con và cõng mẹ già Bám vào ngọn muống nổi qua tháng ngày. Cửa phên run rẩy heo may Cháo cơm sung chát gừng cay bốn mùa. Đàn ông bao kẻ trêu đùa: “Người chinh phụ ấy mắt vua cũng mòn” Cái ngày con gái vuông tròn Chị ngồi nhẩm những mỏi mòn dài theo. Thân cau thẳng đốt mốc meo Ảnh chồng ám khói hương treo trên tường. Giá như chẳng có chiến trường Chị đâu tốn nước mắt thương khóc chồng. Chẳng làm con sáo sang sông, Chị thành một giọt người trong bể người. Anh nằm đâu ở góc trời Chị tôi đứng vậy suốt đời khói nhang. (Một giọt người,Vân Thuỳ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định những dòng thơ gợi sự hi sinh của nhân vật Anh trong bài thơ. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau: Nhớ thương chôn chặt đáy lòng Tóc xanh điểm trắng, má hồng phôi pha. Câu 3. Anh,chị hiểu từ “Bám” trong dòng thơ Bám vào ngọn muống nổi qua tháng ngày như thế nào ? Câu 4. Hình ảnh “một giọt người” thể hiện trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về nhân vật Chị? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh sự kiên cường của con người trong cuộc sống.

1 câu trả lời

1, Những dòng thơ gợi sự hy sinh của nhân vật Anh trong bài thơ:

Đạn bom vùi lấp chồng rồi; Ảnh chồng ám khói hương treo trên tường; Chị đâu tốn nước mắt thương khóc chồng; Anh nằm đâu ở góc trời; Chị tôi đứng vậy suốt đời khói nhang.

2, 

Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp hoán dụ lấy một bộ phận để gọi toàn thể của hình ảnh "tóc xanh" và "má hồng". Đây đều là những hình ảnh của một người con gái đẹp. Tuy nhiên, giờ đây, chồng chị đã anh dũng hy sinh ở chiến trường nên hình ảnh "tóc xanh điểm trắng" và "má hồng phôi pha" gợi ra nỗi đau mà chị phải chịu đựng, những thử thách mà chị sẽ phải chống chọi khi trở thành trụ cột của gia đình

3,

Từ "bám" trong dòng thơ "Bám vào ngọn muống nổi qua tháng ngày" có nghĩa là trông cậy vào nguồn sống. Khi chồng chị không còn, chị không những phải chịu đựng nỗi đau mất người thân mà còn phải đảm đương toàn bộ công việc nhà thay chồng. Nguồn sống, nguồn thức ăn của gia đình chị trông cậy duy nhất chính là những ngọn rau muống tự trồng. Chính vì vậy, từ "bám" là một từ dùng rất hay, biểu cảm, gợi hình, gợi lên số phận hẩm hiu, nghèo khổ và bấp bênh của gia đình chị, trước kia đã khó khăn, nay còn càng khó khăn hơn khi mất đi 1 người trụ cột

4,

Hình ảnh "một giọt người" gợi ra sự bé nhỏ, sự lênh đênh của nhân vật Chị trong bài thơ. Tình cảnh của chị khi chồng không còn vô cùng éo le, trước kia cuộc sống đã bấp bênh, nay không có chồng thì chị càng khổ hơn. Một giọt người gợi ra sự bé nhỏ, sự bấp bênh 3 chìm 7 nổi giữa dòng đời cuộc sống của chị sẽ phải đối mặt khi không còn chồng ở bên nữa

***

Trong cuộc sống, sự kiên cường chính là một trong những phẩm chất con người cần phải có để có thể không ngừng vươn tới những giá trị tốt đẹp. Thật vậy, con người chẳng thể nào mà luôn có một cuộc sống hạnh phúc, suôn sẻ và thuận lợi từ đầu đến cuối, điều mà giúp con người vượt qua những thử thách, khó khăn chính là lòng kiên cường. Kiên cường chính là sự mạnh mẽ đối đầu, kiên trì, bền bỉ đối mặt và vận dụng toàn bộ khả năng mình có để có thể vượt qua được 1 tình cảnh khó khăn hoặc đạt được 1 điều tốt đẹp gì đó trong đời. Có những lúc thử thách khó khăn ập đến, nhiều đến mức mỗi người chúng ta cảm tưởng mình chắc chắn sẽ thất bại, sẽ phải bỏ cuộc. Có những lúc nghịch cảnh xảy đến khiến chúng ta hoàn toàn rơi vào bế tắc, chẳng thể vượt ra được khỏi số phận an bài. Nếu như chúng ta không kiên cường thì chắc chắn chúng ta sẽ bị dòng đời xô ngã, ta sẽ mãi mãi thất bại và thua cuộc. Chính vì vậy, những lúc ấy, điều mà chúng ta cần làm là đối mặt và kiên cường. Sự mạnh mẽ trong tinh thần chính là nguồn động lực lớn lao, tạo nên sức mạnh làm việc và thúc đẩy con người không ngừng vươn lên. Sự kiên cường được biểu hiện bằng việc chúng ta đương đầu với những khó khăn, không bỏ cuộc và dùng mọi cách có thể trong khả năng để đảo ngược tình thế hoặc để đạt được những điều mà mình ước mơ. Có thể noi, sự kiên cường giúp chúng ta sống một cuộc sống ý nghĩa hơn, trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình. Tóm lại, sự kiên cường chính là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người trong cuộc sống, để có thể có được 1 cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
5 giờ trước