Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Vườn quê rau rệu rau dền Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi Mặn mòi đất mẹ em ơi Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên Mang theo một nắm đất hiền Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi Ước ao một bát canh thôi Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu. (Bát canh tập tàng,Trần Vân Hạc) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Quê hương và con người được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau: Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi Câu 3. Theo Anh/chị, tại sao nhà thơ khẳng định: Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Câu 4. Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất".

2 câu trả lời

1. Những từ ngữ, hình ảnh: Vườn quê, rau rệu, rau dền, bát canh, lúa, người, đất, đôi mắt,....

2. BPTT: Ẩn dụ:    Vợi đi nỗi nhớ nao nao

                      Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi

-> Tác dụng: tăng sức gợi hinhf, gợi cảm cho câu thơ, thể hiện những khát vọng, những tình cảm cháy bỏng, đau đáu một nỗi lòng đối với quê hương cho dù còn nhiều những cam go nghiệt ngã, những thăng trầm mà nhà thơ phải đối mặt trong cuộc sống.

3. nhà thơ khẳng định: "Chỉ là một bát canh thôi/ Mà anh đi tận cuối trời không quên" là do đây không chỉ là một bát canh quê đạm bạc bình thường mà khi  nhớ về bát canh đậm chất quê ấy tác giả còn gửi gắm trong đó ánh mắt, nụ cười, hình bóng người thương.

4.  "Ước ao một bát canh thôi/Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu". Bát canh là chất men để làm nên nỗi nhớ, nỗi nhớ xuyên suốt bài thơ từ không quên, và rồi đến nhớ nôn nao, nhớ đất, nhớ người, và nỗi nhớ cứ rộng ra, lớn lên. 

-> Tác giả thể hiện nỗi nhớ quê hương và khát vọng được trở về

I. Phần đọc-hiểu

C1. Quê hương và con người được thể hiện qua bát canh, rau rệu, rau dền, mằn mòi đất mẹ, nắm đất hiền.

C2. Nhân hóa

⇒ Gợi sự gần gũi, chân thực hơn. Tác giả dùng động từ " xối" để thấy được hình ảnh " cơn nắng lửa" làm tác giả không thể nào quên được quê hương. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

C3.

 - Một bát canh nhưng đong đầy những kỷ niệm. Một bát canh với nguyên liệu là những thứ gần gũi của quê hương và bát canh đó còn do chính đôi tay của những người thân yêu của mình nấu, thì mùi vị, tình yêu thương trong bát canh không nơi nào có được. Và nhớ mãi dù có đi đâu xa vẫn luôn trong tiềm thức.

C4.  Tác giả muốn quay về quê hương, muốn trở lại tuổi thơ để có những cảm giác như xưa. Nhưng ở xa không thể quay về được nên mới dùng từ " ước ao" để thể hiện nỗi niềm của bản thân.

II. Làm văn

Yêu nước đối với chúng ta là gì? Có thể có người yêu nước đối với nhiều người đó là phải bảo vệ Tổ Quốc, phải chiến đấu chống lại kẻ thù. Nhưng không phải như vậy đâu, theo nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất". Đúng như vây, lòng yêu nước bắt nguồn từ những thứ thân thuộc, xung quanh chúng ta mà ta không hề để tâm đến, nhưng nó lại chính là lòng yêu nước. Vật tầm thường có thể là những câu hát, những câu ru mà bà, là mẹ đưa chúng ta vào giấc ngủ. Hay đó chỉ là một bát canh với đong đầy những tình yêu thương của người thân của mình. Những chỉ với những vật tầm thường như vậy mà khi lớn lên mỗi khi nhớ về thì lại thấy trong lòng cồn cào hơn bao giờ hết. Lòng yêu nước, yêu quê hương chính là bắt nguồn như vậy đó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước