Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Vườn quê rau rệu rau dền Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi Mặn mòi đất mẹ em ơi Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên Mang theo một nắm đất hiền Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi Ước ao một bát canh thôi Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu. (Bát canh tập tàng,Trần Vân Hạc) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Quê hương và con người được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau: Vợi đi nỗi nhớ nao nao Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi Câu 3. Theo Anh/chị, tại sao nhà thơ khẳng định: Chỉ là một bát canh thôi Mà anh đi tận cuối trời không quên Câu 4. Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất".

1 câu trả lời

Câu 1:

Quê hương và con người được thể hiện qua những hình ảnh "bát canh, vườn quê, rau rệu, rau dền, ánh mắt hiền em tôi, mằn mòi đất mẹ, nắm đất hiền, đôi mắt trao duyên"

Câu 2:

Biện pháp nhân hóa "vợi". Tác dụng: nhấn mạnh vào chiều sâu nỗi nhớ của tác giả dành cho quê hương, dành cho những kỷ vật thuộc về quê hương.

Biện pháp ẩn dụ qua hình ảnh "cơn nắng lửa xối". 

Tác dụng: hình ảnh cơn nắng lửa xối này chính là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu mà tác giả dành cho quê hương, dành cho xứ sở. Nỗi nhớ ấy lúc nào cũng thường trực, làm cho tác giả cồn cào, da diết như có lửa trong lòng xối xả. Nhờ có biện pháp này mà hình ảnh thơ trở nên sinh động, gợi cảm và giàu sức biểu cảm hơn.

Câu 3:

Đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ, hương vị của bát canh quê hương chính là thuộc một phần không thể thiếu trong những kỷ vật của quê hương. Tình yêu quê hương của anh được thể hiện qua tình cảm đối với những kỷ vật của quê hương, thể hiện với những món ăn của quê hương xứ sở. Bát canh bình dị mang hương vị của quê hương, chính là thứ luôn đọng trong tâm trí anh, khiến anh nhớ về dù có đi đâu về đâu. Và tình cảm của anh đối với những thứ của quê hương mình luôn thường trực và da diết.

Câu 4:

Tình cảm của tác giả trong hai câu thơ cuối được bộc lộ trực tiếp qua hai từ "ước ao". Đó là sự ước ao lại được trở về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, được đắm chìm trong hương vị quê hương, được ăn những món ăn bình dị của quê hương và quan trọng nhất chính là được sống với những người mà mình hết mực yêu thương

***

Nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua từng có câu nói "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất". Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác và sâu sắc. Khi con người sinh ra, mỗi người đều được lớn lên và bao bọc trong vòng tay của gia đình, của quê hương, của bạn bè, người thân và thậm chí là đất nước. Tình yêu và đời sống tinh thần của mỗi người cứ dần dần được hình thành trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi người có tình yêu cuộc sống theo các cách khác nhau. Có người yêu dòng sông quê hương, có người yêu vườn hoa của thành phố,... có người yêu hương vị mùa hè mà được nằm thả mình trên đồng nội,... hay có những người yêu nhau sẵn sàng dành cả thanh xuân cho người mà mình thương. Khi con người yêu, chúng ta sẽ sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho những thứ mà chúng ta trân quý trong những năm tháng lớn lên và trưởng thành đó. Nhiều thứ tình yêu bé nhỏ, giản dị như tình yêu quê hương, yêu người thân, yêu thiên nhiên,... sẽ cộng dồn lại tình yêu đất nước hay lòng yêu nước. Vì yêu những thứ bé nhỏ, tưởng chừng như tầm thường đó, chúng ta sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ những thứ ấy khỏi sự xâm lắng của quân thù khi có chiến tranh, chúng ta sẽ sẵn sàng để cống hiến và bảo vệ cho những thứ mà mình trân quý. Có yêu những thứ bình dị thì chúng ta mới có thể yêu nước, yêu dân, yêu đồng bào. Và hành động của chúng ta, của những người con khi đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc chẳng phải chính là để bảo vệ cho những thứ bình thường mà chính mình quý trọng đó hay sao?

Câu hỏi trong lớp Xem thêm