Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đó là chiếc áo khoác Buông thung dung sau tấm lưng gầy Trên đường về Thủ đô tiếp quản Bác choàng trong giây phút thảnh thơi Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Chiếc áo khoác bình dị và thong thả Sau lưng Người một thoáng thần tiên Đôi mắt sáng dõi về phía trước Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên Nhưng tôi biết một ngày chiếc áo Người sẽ tặng cụ già, thương binh Bao giặc giã dân còn chưa đủ ấm Chiếc áo Người ấm áp vạn niềm tin. (Chiếc áo Người chưa cài cúc, Nguyễn Đình Phúc) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nào để ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên. Câu 3. Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp Người nói về buổi bình minh dựng nước Một thời xa vua lẫn vào dân Câu 4. Hình ảnh chiếc áo xuất hiện trong bài thơ gợi anh/chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp chân dung Bác Hồ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa lối sống giản dị trong cuộc sống của con người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên miền Tây trên đường hành quân của người lính Tây Tiến trong 2 đoạn thơ sau: Đoạn 1: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Đoạn 2: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Trích Tây Tiến – SGK Ngữ Văn 12 – trang 68) Từ đó, nhận xét sự vận động mạch cảm xúc của hai đoạn thơ.

2 câu trả lời

C4 : Nhà thơ Nguyễn Đình Phúc đã dùng các từ ngữ "thung dung", "tấm lưng gầy", "thảnh thơi" ở đây thật phù hợp, đã phác họa được chân dung an nhiên và giản dị của Người. Cũng tại đây, câu nói "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" đã đi vào lịch sử như một tuyên ngôn bất hủ.Không rao giảng đạo đức, Bác Hồ đã khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi chiến sĩ qua câu chuyện về Vua Hùng gần gũi với thần dân trong buổi bình minh dựng nước. Ở đó vua lẫn vào dân, yêu thương và gắn bó thiết tha như một. Tình cảm ấy chính là vẻ đẹp của buổi đầu sơ khai mở nước, lấy Tổ quốc giang sơn làm trọng để tất cả mọi người cùng hướng đến giữ gìn. Nhà thơ Nguyễn Đình Phúc làm người đọc xúc động nhờ những câu thơ nhẹ nhàng mà tinh tế, giản dị mà giàu sức gợi. Buổi Bác về tiếp quản Thủ đô vào lúc thu sang, tiết trời bắt đầu chuyển qua giá rét, thế mà Người vẫn "áo bà ba dép lốp". Thơ viết như vậy là tinh tế và sâu sắc lắm, qua đó đủ dựng lên tâm hồn và cốt cách của một bậc "đại nhân, đại trí, đại dũng": "Bậc thềm cao Đền Giếng gió thu rồi/Bác ngồi đó áo bà ba dép lốp/Người nói về buổi bình minh dựng nước/Một thời xa vua lẫn vào dân".Chính sự giản dị và đơn sơ của Người đã thể hiện tầm nhìn và một trí tuệ mẫn tiệp. Chiếc áo khoác đơn sơ, "bình dị và thong thả" nhưng Người khoác nó luôn có cái nhìn rộng mở, khoáng đạt, có tư duy và trí tuệ siêu việt, người mà suốt cả cuộc đời mình luôn khát khao tìm đường để giải phóng dân tộc cần lao suốt gần một trăm năm trong vòng nô lệ của thực dân: "Chiếc áo khoác bình dị và thong thả/Sau lưng Người một thoáng thần tiên/Đôi mắt sáng dõi về phía trước/Ta bên Người giông gió bỗng lặng yên".

Khép lại bài thơ là niềm tin của tác giả về vẻ đẹp tỏa sáng lớn lao, tình thương yêu mênh mông của Bác dành cho đồng bào, đồng chí trong suốt cuộc đời mình. Tư tưởng thân dân của Bác Hồ sau này đã làm xúc động nhiều nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo trên khắp thế giới. Tình cảm "sữa để em thơ, lụa tặng già" một lần nữa ngân nga trong khổ thơ cuối bài thật sâu lắng, thiết tha: "Nhưng tôi biết một ngày chiếc áo/Người sẽ tặng cụ già, thương binh/Bao giặc giã dân còn chưa đủ ấm/Chiếc áo Người ấm áp vạn niềm tin".

Chiếc áo khoác của Người buông thung dung giữa tiết trời thu tại Đền Hùng khi nói chuyện với các chiến sĩ mãi mãi đi vào lịch sử. Hơn thế nữa, qua bài thơ này đã chắp cánh thành hình tượng thơ, lưu lại muôn đời nơi trái tim hậu thế.

Phần I.

Câu 1. đại từ nhân xưng Người, Bác

Câu 2. Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ. Nhấn mạnh sự khó khăn, thử thách nhưng chỉ cần " Ta bên Người" thì mọi thứ sẽ bình yên lạ thường.

Câu 3. Nhắc nhớ về thời vua Hùng dựng nước và nhấn mạnh về sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

Câu 4. 

- Vẻ đẹp giản dị, một chiếc áo quen thuộc của nhân dân ta thấy thêm được vẻ đẹp gần gũi, đơn sơ.

Phần II.

Câu 1.

Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ  có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.

Câu 2.

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm 

- Quang Dũng là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Hồn thơ Quang Dũng tỉnh tế, trẻ trung, lãng mạn, tài hoa, gắn bó thân thiết với quê hương xử sở, đồng chí, bạn bè.

- Tây Tiến là sáng tác làm nên tên tuổi của nhà thơ. Bài thơ được viết vào năm 1946, in trong tập thơ Mây đầu ô.

- Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã nhiều lần miêu tả khung cảnh Tây Bắc. Ở đoạn thơ thứ nhất, Tây Bắc được miêu tả : "Dốc lên khúc khuỷu ... Pha Luông mưa xa khơi."

Sang đoạn thơ thứ hai, Tây Bắc lại hiện lên với những nét mới lạ:

     "Người đi Châu Mộc... đong đưa"

- Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong hai lần miêu tả trên ta sẽ thấy được cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng

B. Thân bài

I. Tống: Khái quát

- Tây Tiến là tên của một đơn vị bộ đội được thành lập vào đầu năm 1947 , có nhiệm I phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm tiêu hao lực lượng quân Pháp vùng Thượng Lào và vùng Tây Bắc Việt Nam. Nhà thơ Quang Dũng là đại đội trưởng 1 đơn vị này .

- Địa bàn hành quân chiến đấu của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi Tây Bắc . Khung cảnh Tây Bắc trong bài thơ được Quang Dũng miêu tả từ những hoài niệm của tác giả nên rất chân thực và sống động.

II. Phân: Phân tích và chứng minh

1. Ở đoạn thơ mở đầu, nhà thơ đã viết :

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."

Những câu thơ giàu chất tạo hình đã phác họa một cách ấn tượng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sự hiểm trở, dữ dội của núi đèo. Con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến gập ghềnh, gãy khúc, có lúc chót vót núi cao, có khi thăm thẳm vực sâu, quanh năm điệp trùng mây núi.

- Những từ láy gợi hình “khúc khuỷu ”, “ thăm thẳm" , “heo hút ” cùng việc sử dụng rất nhiều thanh trắc đã nêu bật vẻ hoang sơ, dữ dằn và độ cao ngất trời của núi rừng miền Tây Tổ quốc.

- Quang Dũng tiếp tục đẩy chiều cao của dốc núi lên đến tuyệt đối: “ Heo hút cồn mây súng ngửi trời ”. Núi cao tưởng chừng như chạm mây, mây chất thành đống, thành cồn. Người lính như đứng giữa bốn bề mây, đứng trên mây “súng ngửi trời ”. Hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời” vừa là cách đo chiều cao, vừa tả nét trẻ trung tinh nghịch, vừa khắc họa phẩm chất kiên cường, tư thế oai phong của người lính.

- Câu thơ “ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống được ngất làm hai vế gợi tả con đường hành quân bị bẻ gãy làm đôi, hiểm nguy, dữ dội. Miêu tả con đường hành quân gian khổ, khốc liệt, nhà thơ Quang Dũng muốn tô đậm thêm chân dung về người chiến sĩ anh hùng. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy nhưng không ngăn nổi bước chân.

- Câu thơ “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ” gợi cảm giác thư thái, êm đềm. Đó là cảnh đoàn quân đi trong mưa vừa hùng vĩ lại rất nên thơ. Hình ảnh những nóc nhà sàn của đồng bào vùng cao ẩn hiện trong màn mưa thật bình yên, thân thuộc. Câu thơ toàn thanh bằng diễn tả tâm trạng lâng lâng phơi phới của người chiến sĩ. Nhịp thơ cũng chậm lại, âm điệu nhẹ nhàng như phút nghỉ chân hiếm hoi của người lính. Trong màn mưa rừng , tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương. Tất cả nhạt nhòa trong màn mưa rừng dày đặc mang cái lãng mạn của núi rừng miền Tây vừa có cái dữ dội hiểm nguy nhưng lại có cái trữ tình đáng nhớ.

2. Ở đoạn thơ thứ 2 , tác giả miêu tả cảnh chiều sông Châu Mộc với nhiều nét mới mẻ :

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. "

Hiện lên trong đoạn thơ là một buổi chiều mờ ảo sương giăng bên bờ sông Châu Mộc. Giọng điệu trầm lắng của câu thơ mở đầu đưa người đọc chìm vào nhớ thương, hoài niệm.

- Đó là nỗi nhớ những bãi lau, bờ lau bạt ngàn. Nhân hóa “hồn lau ”diễn tả thật cảm xúc nét đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc. Ta có cảm giác không chỉ nhìn thấy một vùng lau sậy hoang sơ, mà còn như nghe được cả tiếng gió thổi qua rừng lau xào xạc.

- Nổi bật giữa khung cảnh sông núi vùng cao là dáng vẻ khỏe khoắn, vững chãi của người lái đò Châu Mộc. Trên con thuyền độc mộc, giữa sông nước hùng vĩ, người chèo thuyền ở trong tư thế làm chủ núi rừng.

- Sông nước Tây Bắc đặc biệt dữ dội vào mùa nước lũ. Nhưng kí ức nhà thơ lại lưu giữ mãi hình ảnh hoa rừng đong đưa bên dòng nước lũ. Từ láy “đong đưa ” vừa tả dáng hoa vừa gợi lên nét tình tứ, duyên dáng của thiên nhiên thơ mộng.

⇒ Bút pháp miêu tả tài hoa làm hiện lên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. 

⇒  Từ đó, ta càng hiểu hơn tấm lòng gắn bó với cảnh, với người Tây Bắc của tác giả. Điệp khúc “ có thấy ... có nhớ ... ” càng tô đậm hơn nữa nỗi nhớ thương da diết của nhà thơ.

III . Đánh giá

- Sự thay đổi qua 2 lần miêu tả: Bức tranh Tây Bắc ở đoạn thơ thứ 2 có nhiều nét khác lạ. Đoạn 1 là cảnh núi non hiểm trở, cheo leo, là đại ngàn hùng vĩ, là hiện thực được tái hiện trong những nét vẽ dữ dội. Còn ở đoạn 2 là sông nước,  bờ lau, con thuyền, hoa rừng đong đưa, mượt mà, êm ả trong một buổi chiều mờ sương, mộng mơ như cổ tích.

*Nhận xét bút pháp lãng mạn của tác giả:

- Quang Dũng vốn là một hồn thơ hào hoa, lãng mạn. Hồn thơ ấy đã hòa quyện với cảnh vật để tạo nên những câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

- Ngòi bút của Quang Dũng khi miêu tả thiên nhiên Tây Bắc thật độc đáo, ấn tượng :

+ Cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc, giàu trí tưởng tượng: Cả bài thơ là một nỗi nhớ triền miên, da diết, chơi vơi của nhà thơ về: cảnh núi rừng hiểm trở, thiên nhiên thơ mộng ...

+ Tác giả thường tô đậm những cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về: cái hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng của thiên nhiên.

+ Phát huy cao độ thủ pháp đối lập, tương phản ( đối lập giữa cái hùng vĩ , dữ dội với cái tuyệt mĩ , thơ mộng ... )

C. Kết bài

- Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
9 giờ trước