phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
1 câu trả lời
Bài Làm :
( Doanh nghiệp nhỏ = Doanh nghiệp tư nhân )
Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều là loại hình kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được phát hành chứng khoán, không được phép xuất – nhập khẩu. Ở đó chủ thể đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn (chịu toàn bộ trách nhiệm) với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tức “được ăn cả, ngã về không”. Tiêu chí để phân biệt 2 loại hình này gồm:
Chủ thể thành lập
- Hộ kinh doanh gia đình: Do cá nhân là công dân người Việt hoặc một nhóm, một hộ gia đình cùng nhau làm chủ, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm tuyệt đối về hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, tự bỏ vốn và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Không bắt buộc là người Việt nam, nhưng phải trên 18 tuổi và đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
Quy mô kinh doanh
- Hộ kinh doanh cá thể: Quy mô nhỏ, rất nhỏ. Phải đặt cơ sở tại một địa điểm cố định (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa điểm tạm trú hay nơi thường xuyên buôn bán). Nếu là mô hình lưu động phải có thông báo với cơ quan quản lý, cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp tư nhân: Quy mô nhỏ nhưng lớn hơn hộ kinh doanh. Không giới hạn quy định về vốn hay địa điểm kinh doanh (được mở nhiều địa điểm, chi nhánh).
Số lượng người làm
- Hộ kinh doanh cá thể: Điểm khác biệt nhất để phân biệt 2 loại hình kinh doanh này. hộ gia đình chỉ được phép thuê nhân công dưới 10 người, từ 10 người trở lên bắt buộc phải chuyển sang doanh nghiệp tư nhân hoặc loại hình khác.
- Doanh nghiệp tư nhân: Số người làm không hạn chế, có thể từ 1 người và cũng có thể hàng trăm người.
Điều kiện kinh doanh
- Hộ kinh doanh gia đình: Đăng ký kinh doanh ở cơ quan chức năng cấp huyện. Chỉ cần đăng ký với một số trường hợp nhất định, không phải trường hợp buôn bán nào cũng phải đăng ký kinh doanh. Không yêu cầu sử dụng con dấu. Không được bán hay cho thuê hộ kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân: Đăng ký kinh doanh ở cơ quan chức năng cấp tỉnh trong tất cả các trường hợp. Bắt buộc có con dấu được cấp bởi cơ quan công an. Có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.
Thủ tục giải thể
- Hộ kinh doanh cá thể: Không áp dụng hình thức phá sản/ giải thể. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh chủ thể thành lập chỉ cần nộp lại Giấy đăng ký kinh doanh cho cơ quan cấp giấy.
- Doanh nghiệp tư nhân: Tiến hành giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phá sản theo Luật Phá sản.
Ưu điểm loại hình
- Hộ kinh doanh cá thể: Quy mô gọn nhẹ, giấy tờ pháp lý đơn giản, mức thuế thấp hơn, thích hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ.
- Doanh nghiệp tư nhân: Quyền lực tập trung trong tay 1 người, dễ đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh, ít chịu ràng buộc bởi pháp luật như những loại hình khác. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn hộ kinh doanh cá thể.
Nhược điểm loại hình
- Hộ kinh doanh cá thể: Hoạt động theo tính chất manh mún, khó mở rộng và phát triển xa được.
- Doanh nghiệp tư nhân: Mức độ rủi ro cao khi phải chịu toàn bộ trách nhiệm với tài sản của doanh nghiệp (không chỉ dừng lại ở số vốn góp của chủ thể kinh doanh).
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm