phân biệt : huyết tương, huyết thanh và nước mô Ai giúp em với ạ , cần gấp •́ ‿ ,•̀

2 câu trả lời

-Huyết tương:

+,Đặc điểm: Huyết tương cùng với các tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) tạo nên máu trong cơ thể con người. Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

+,Màu sắc: Huyết tương ở người khỏe mạnh là chất lỏng có màu vàng nhạt và trong suốt. Huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ.

+,Thành phần: Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,...

+,Protein huyết tương: Huyết tương có chứa rất nhiều protein hòa tan và chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:

-Huyết thanh:

+,Đặc điểm: Huyết thanh bình thường có thành phần và biểu hiện tương đồng với huyết tương, bao gồm cùng mức các nguyên tố vi lượng và nước. Sự khác biệt ở đây là yếu tố đông máu Fibrinogen không có trong huyết thanh. Trong máu, huyết thanh là thành phần không phải dạng tế bào máu (không chứa tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu), cũng không phải chất đông máu. Huyết thanh là huyết tương không bao gồm tơ huyết. Huyết thanh bao gồm tất cả protein không được sử dụng trong quá trình đông máu và tất cả các chất điện giải, kháng thể, kháng nguyên, nội tiết tố, và bất kỳ chất ngoại sinh nào.

+,Màu sắc: Một mẫu huyết thanh bất thường có thể có màu sữa, đục hay vàng đậm và nó chỉ ra các tình trạng bất thường như là Cholesterol máu cao hay là tăng Billirubin máu.

+,Thành phần: Thành phần của huyết thanh bao gồm các nguyên tố vi lượng và đa lượng như: Kali, Natri, Canxi, Clorua, Phosphor, Magie, Enzyme, axit uric, glucose, bilirubin, creatinine,...

+,Cách tạo ra huyết thanh là cho máu đông lại trong thời gian nhất định, tiếp đến đun ống bằng que thử, sau một thời gian sẽ loại bỏ được máu đã đông ra ngoài, sau đó ly tâm ống. Sau khi làm xong các bước này chúng ta sẽ có được huyết thanh.

-Nước mô là phần bao quanh các tế bào; không phải là máu bao quanh tế bào đâu nhé bạn; máu nằm trong mạch; hệ thống mao mạch chằng chịt như mạng nhện sẽ tạo ra các khoảng trống ở trong; các tế bào nằm trong khoảng trống đó; nước mô sẽ bao quanh tế bào và có liên quan trực tiếp đến mạch máu; không phải các tế bào dính chặt vào các mao mạch để lấy chất dinh dưỡng đâu bạn; các tế bào nằm lơ lửng trong nước mô; các chất dinh dưỡng thấm qua thành mạch máu hòa vào nước mô; sau đó thẩm thấu từ nước mô vào trong tế bào đồng thời tiếp nhận các chất thải từ tế bào ra ngoài và thấm vào mạch máu; nước mô như kiểu là 1 con đường trung gian đưa chất dinh dưỡng từ máu vào tế bào.

   Mình chỉ biết vậy thôi bạn ạ, bình chọn câu trả lời của mình là hay nhất nha bạn<3

Huyết thanh là :

Huyết thanh  là phần lỏng của máu sau khi đông máu.

Huyết thanh là chất lỏng nước từ máu mà không có các yếu tố đông máu.

Huyết tương là :

Huyết tương  là một chất lỏng trong suốt và có màu vàng. 

Huyết tương là chất lỏng có chứa các chất đông máu đông máu.

Nước mô là :

Nước mô là phần bao quanh các tế bào .

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước