phân biệt đại diện cấu tạo hệ thần kinh và đặc điểm cảm ứng ở động vật có các dạng hệ thần kinh và đặc điểm cảm ứng ở động vật không có hệ thần kinh

1 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Phân biệt đại diện các hệ thần kinh và đặc điểm cảm ứng của mỗi hệ:

Lưới:

- Đặc điểm cấu tạo:các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể, liên hệ với nhau qua các dây tk tạo thành mạng lưới

- Thường có ở đv có thân dạng tỏa tròn

- Đặc điểm cảm ứng:khi bị khích thích tại một điểm, thông tin kích thích sẽ lan khắp cơ thể-> co rút toàn bộ cơ thể->tốn nhiều năng lượng 

vd thủy tức... 

Chuỗi hạch:

- Đặc điểm cấu tạo:các tế bào thần kinh nằm tập trung tạo thành các chuỗi hạch, nối với nhau nằm dọc theo chiều dài cơ thể

- Thường có ở động vật đối xứng 2 bên

- Đặc điểm cảm ứng: khi bị kích thích, thông tin sẽ được đưa về hạch thần kinh gần nhất-> co rút phần cơ thể tương ứng->tốn ít năng lượng hơn 

vd:đỉa, vắt, rươi.... 

Ống:

- Đặc điểm cấu tạo: chia làm 2 phần rõ rệt thần kinh trung ương(não bộ, tủy sống)  và thần kinh ngoại biên(các dây và hạch thần kinh nằm ở các phần khác) 

- Các tế bào thần kinh tập trung nhiều và phát triển mạnh ở não bộ và tủy sống 

- Thường gặp ở các loài động vật có xương sống 

 - Đặc điểm cảm ứng:có sự phối hợp phức tạp của nhiều phần tạo thành các cung phản xạ-> giúp phản ứng nhanh và chính xác, tiêu tốn ít năng lượng 

Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh:Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động

Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh: hình thức cảm ứng là các phản xạ

Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh).

Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm).

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giúp em vs ạ :< Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn cảm xúc, dửng dưng với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là ta lạnh nhạt bước đi mà chẳng mảy may thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh đó có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống. Bước ra khỏi lũy tre làng, ta dần lãng quên câu “ tối lửa tắt đèn”; nhiều người con vẫn vô tư, vô lo, mải mê với những thú vui mặc lòng trước những nhọc nhằn vì manh áo chén cơm của đấng sinh thành. Xót xa biết nhường nào. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người ta bắt đầu đóng khép. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây ân tình kết nối với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cá nhân vị kỉ, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỉ, vô cảm, vô tâm mà không hề hay biết. ( Sưu tầm) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả viết:“Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống.” Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: Để cuộc sống vơi dần sự vô cảm. Viết từ 5 - 8 dòng.

3 lượt xem
1 đáp án
23 giờ trước