Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.” Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích Câu 2: Theo đoạn trích, cha của Thị Nghi là ai? Câu 3: Sau khi bị đánh chết, hồn Thị Nghi đã xuất hiện trong những con người nào? Câu 4: Sự tác yêu tác quái của hồn ma Thị Nghi đã gây nên những hậu quả như thế nào? Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào.” Câu 6: Theo anh/chị, hành động người làng đào mà vứt xương Thị Nghi xuống sông mang tính tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
1 câu trả lời
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính là: Tự sự
Câu 2:
Cha của Thị Nghi là người họ Hồ tê Kỳ Vọng
Câu 3:
Sau khi bị đánh chết, hồn Thị Nghi đã xuất hiện trong chị ả buôn tương hoặc ốp vào cô nàng bán rượu
Câu 4:
Hậu quả là:
Người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, khiến cho dân làng phải hoạng loạn và khiếp sợ
Câu 5:
Làm cho câu văn giàu sức gợi cảm, hình ảnh sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc người nghe, kèm theo đó còn nhấn mạnh những hậu quả của sự tác yêu tác quái của hồn ma Thị Nghi mang bao nỗi kiếp sợ, lo lắng cho dân làng
Câu 6:
Theo tôi thì hành động người làng đào mà vứt xương Thị Nghi xuống sông không phải mang hoàn toàn tính tiêu cực vì mong muốn cuộc sống trở nên bình yên như xưa nên dân làng đã làm thế với hy vọng hồn Thị Nghi cón thể đừng làm hại những con người vô tội, đừng cứ mai gieo rắc những nỗi lo sợ đi khắp làng. Đó chính là suy nghĩ của người xưa, nên cũng không thể coi hành động ấy mang tính tiêu cực hay tính tích cực được