Ở người, bệnh máu khó đông biểu hiện ở cả nam và nữ nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Giải thích?

2 câu trả lời

Bệnh máu khó đông xuất hiện do cơ thể thiếu hụt hoặc không có đủ các yếu tố làm đông máu, thường gặp là yếu tố 8 và 9. Điều đáng nói là gene sản xuất hai yếu tố đông máu này chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, có tính di truyền.

Nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) khi nhận X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Còn nữ giới (bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều trục trặc, nghĩa là cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh. Nếu người đó chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể X bệnh thì sẽ không biểu hiện ra ngoài (tuy vẫn có thể truyền cho con). Ngoài nhóm bệnh nhân máu khó đông do di truyền, thì cũng có 1/3 số ca bệnh là do đột biến gene, và gene bệnh này cũng sẽ di truyền cho thế hệ sau.

->Chính vì lý do trên mà bệnh máu khó đông hầu như chỉ thấy ở nam giới. Còn nữ giới rất ít bị vì xác suất cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh là rất thấp.

 

Đáp án:Do đột biến ở một trong các gene quy định yếu tố đông máu, thường là gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,nên tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

 

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm