ở gia đình địa phương em sản xuất giống cây trồng như thế nào và theo em đã hợp lý chưa

1 câu trả lời

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ

Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Trồng trọt còn là lĩnh vực mang tính đặc thù, bởi đây là lĩnh vực trải dài trên một không gian rộng lớn, có yếu tố mùa vụ, chịu tác động trực tiếp của thời tiết, khí hậu và đặc biệt là những bất lợi do biến đổi khí hậu mang lại. Trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, trong đó có chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, lĩnh vực trồng trọt chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Điều đó thể hiện ở việc giảm diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả  tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa. Đối với từng loại cây, vừa cơ cấu lại diện tích vừa thay đổi giống cây trồng phù hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Nhờ vậy mà hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích không ngừng tăng lên qua các năm, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 82,6 triệu đồng/ha năm 2015 lên 97,1 triệu đồng/ha năm 2019.Năm 2015, diện tích cây hàng năm chiếm 78,3% tổng diện tích cây trồng các loại, cây lâu năm chiếm 21,7%, trong đó cây ăn quả chiếm 5,5%, đến năm 2020 diện tích cây hàng năm giảm xuống còn 75,1% và diện tích cây lâu năm tăng lên là 24,9%, trong đó cây ăn quả đạt 7,8%.

Đối với cây lúa, cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững với các mục tiêu: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo; nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng; xuất khẩu gạo đạt chất lượng và giá trị cao. Diện tích gieo cấy lúa năm 2015 chiếm 52,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây,  đến năm 2020 giảm xuống còn 50,3%. Diện tích cấy lúa giảm nhưng thay vào đó là sử dụng giống lúa xác nhận kèm quy trình canh tác đa dạng, thích nghi với điều kiện thời tiết nên cho năng suất cao ổn định,đáp ứng yêu cầu thị trường. Tăng tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Năm 2020, gạo trắng thường xuất khẩu chỉ còn khoảng 40% tổng kim ngạch; các loại gạo thơm, chất lượng cao chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu. Việc tái cơ cấu cũng đã thúc đẩy việc lai tạo và chọn giống, lần đầu tiên Việt Nam có giống gạo thơm đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới là gạo ST25.

Đối với nhóm cây ăn quả, đây là nhóm cây trồng đã có bước phát triển nhảy vọt trong những năm qua. Trong khi diện tích lúa và cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm thì diện tích cây lâu năm tăng lên, đặc biệt là cây ăn quả. Cây ăn quả được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhiều vùng chuyên canh, vựa cây ăn quả lớn phục vụ xuất khẩu, cho giá trị rất cao đã được hình thành tại nhiều khu vực trên cả nước như ở đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre), khu vực Tây Nguyên, khu vực Bắc Trung Bộ vànhất là sự chuyển biến nhảy vọt của các vựa cây ăn quả lớn tại vùng Trung du miền núi phía Bắc như Sơn La, Bắc Giang. Năm 2015, diện tích trồng cây ăn qua mới chỉ đạt 5,5% tổng diện tích các loại cây trồng, đến năm 2020 đã tăng lên 7,8%. Trong đó, tăng diện tích các loại cây ăn quả có chất lượng và năng suất cao, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, loại bỏ những cây trồng lâu năm đã già cỗi để tập trung vào cây trồng có giá trị. Hàng loạt các giống cây ăn quả có chất lượng, sạch bệnh đã được đưa vào sản xuất, song song với các nhóm giải pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh đồng bộ đã được triển khai tại các vùng cây ăn quả lớn của cả nước.Sản phẩm cây ăn quả không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Niu-di-lân.

Ngoài ra, nước ta có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng. Cây công nghiệp lâu năm chính gồm: cà phê, cao su, chè, điều, tiêu và dừa, rất thích hợp với nhiều vùng, nhiều địa phương để phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong giai đoạn vừa qua, đã có các chương trình, dự án nhằm nâng cao năng suất, giá trị bền vững cho cây công nghiệp lâu năm, nhất là chương trình tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chương trình kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm cho cây hồ tiêu tại các tỉnh phía Nam và giữ gìn vị thế cho cây chè ở các tỉnh phía Bắc. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng không nhiều chỉ chiếm từ 14,4% tổng diện tích các loại cây trồng năm 2015 lên 15,1% năm 2020 nhưng tăng diện tích thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP… còn những diện tích cây công nghiệp lâu năm già cỗi, năng suất thấp sẽ thay thế trồng mới hoặc tái canh hợp lý bằng các giống có nguồn gốc rõ ràng, có năng suất và chất lượng ổn định.Nhờ đó đến nay, một số nhóm cây công nghiệp chính vẫn căn bản giữ được giá trị và đi vào phát triển bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả đang khẳng định tính thiết thực, đúng đắn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi thành công đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm