nước ta có vùng biển rộng lớn với hàng nghìn đảo và quần đải lớn, nhỏ. Những năm qua việc phát triển kinh tế biển đảo càng đc trú trọng . Qua tìm hiểu thực tế hãy lấy ví dụ để chứng minh

2 câu trả lời

Nước ta có vùng biển rộng lớn với hàng nghìn đảo và quần đải lớn, nhỏ. Những năm qua việc phát triển kinh tế biển đảo càng đc trú trọng. Ví dụ: Vùng biển có hòn đảo Phú Quốc, đó là một trong những nơi có tiềm năng lớn phát triển kinh tế về dịch vụ-du lịch. Với quan cảnh đẹp, di tích lịch sử (ngục), làng nghề với kinh nghiệm làm muối và nổi tiếng với đặc sản nước mắn.

Chúc bạn học tốt!

Là một quốc gia ven biển, Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán rộng khoảng 1 triệu km2, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa án ngữ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

Vùng biển nước ta là cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, vấn đề bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở Biển Đông ngày càng trở nên cấp thiết.

Nghị Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nhấn mạnh quan điểm biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn. TTXVN trân trọng giới thiệu chùm 5 bài viết "Vì một Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển".
Bài 1 - Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – đậm trong sử liệu
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, với toàn bộ phần phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông. Biển Đông là vùng biển nằm ở rìa lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có diện tích bao phủ khoảng 3,5 triệu km2, lớn thứ tư thế giới.

Người Việt Nam xưa nay vẫn thường gọi là Biển Đông bởi xuất phát từ ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía Đông đất nước. Bờ biển Việt Nam chiếm tới 35% chu vi Biển Đông với hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Trong đó, hai quần đảo lớn và có vị trí chiến lược quan trọng nhất là Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ Mộc bản triều Nguyễn…
Lượn theo hình chữ S, phần đất liền Việt Nam giáp biển trải dài qua 28 tỉnh, thành phố, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Tính trung bình tỷ lệ diện tích theo số km bờ biển, cứ 100 km2 Việt Nam có 1km bờ biển (so với trung bình thế giới là 600 km2 đất liền/1km bờ biển).

Do những chấn tạo địa chất trải qua nhiều thiên niên kỷ, vùng biển Việt Nam có khoảng 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau, trong đó một số đảo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, như: Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)…
Nằm ở trung tâm của Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển giao thương nhất thế giới. Từ xa xưa, các cuộc vượt biển hướng về Hoàng Sa, Trường Sa để khai thác sản vật biển, tìm kiếm kho báu do các tàu thuyền qua lại bị đắm, lưu trú lại trên các đảo như một công việc tự nhiên tất yếu bao đời nay của người Việt.

Rất nhiều tư liệu, thư tịch Hán Nôm cổ của Việt Nam, Trung Quốc và tư liệu khảo sát thực địa, bản đồ phương Tây, chủ yếu của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha… đã ghi chép rất rõ về điều này. Các học giả Việt Nam, trong đó có cả học giả người Việt ở hải ngoại và nhiều học giả quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Sử sách của Việt Nam trước đây đã nhiều lần đề cập đến các quần đảo này như một phần không thể thiếu của lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, như Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và các bộ quốc sử, địa chí chính thống do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam địa dư chí…

Đặc biệt, quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ còn được thể hiện rất rõ trong nguồn tài liệu lưu trữ gốc và các di sản tư liệu thế giới hiện đang bảo quản tại các Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam.
Triều đình Nguyễn đã để lại cho thế hệ mai sau nhiều tư liệu quý giá về việc mở mang bờ cõi, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó tiêu biểu là hai khối tài liệu đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu cấp quốc tế, đó là Mộc bản và Châu bản.

Ghi chép các sự kiện lịch sử đời chúa Nguyễn từ đời chúa Nguyễn Hoàng đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, tương đương giai đoạn 1558 – 1777, mặt khắc 24, quyển 10 sách "Đại Nam thực lục tiền biên" miêu tả về Hoàng Sa: "ở ngoài biển thuộc về xã Vĩnh An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát cách nhau một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa – bãi cát vàng vặn dặm. Trên bãi cát có nguồn nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba…

Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm đến tháng ba thì đi thuyền ra, đi độ 3 ngày đêm thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn để tìm lượ