1 câu trả lời
Giải thích:
Khi nhắc đến tính kỉ luật Sybil Staton cho rẳng: “Kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình”. Quả đúng như vậy, kỉ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách tạo ra tính tự chủ.
Chứng minh, phân tích:
Khi nhắc đến tính kỉ luật mọi người thường cho rằng người có tính kỉ luật luôn luôn cứng nhắc, giáo điều. Thế nhưng khi chúng ta tự áp dụng kỉ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra mình đang kiểm soát những hành động và suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành. Tính kỉ luật giúp chúng ta có thái độ đúng đắn khi buộc chúng ta phải hành động chứ không phải làm việc theo cảm hứng. Đây là chìa khóa của sự thành công và hạnh phúc bởi khi chúng ta hành động và tuân thủ tính kỉ luật thì sớm muộn chúng ta sẽ được hưởng trái ngọt từ công sức của quá trình lao động bền bỉ.
Bình luận:
nhà triết học Erich Fromm từng nói: “ không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển.
Bài học liên hệ:
Cần biết đưa mình vào tính kỉ luật để chối từ nhưng lời mời gọi liên tục của bạn bè; chối từ những thú vui vô bổ để tập trung vào công việc chính. Và tất nhiên sau khi hoàn thành công việc chính các bạn có thể tự thưởng cho bản thân mình những cuộc vui khác. Người ta thường nói rằng, thành công vốn là tổng của những nỗ lực nhỏ bé được lặp đi lặp lại mà nên. Cứ mỗi ngày bạn tự đặt ra cho mình một kế hoạch rồi tự mình khép vào tính kỉ luật để thực hiện bằng được mục tiêu đó thì sao không thể đi tới thành công.