Những yếu tố tác động đến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân viết đoạn văn phân tích
1 câu trả lời
Phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật luôn là một thử thách đối với bất cứ tác giả nào. Không phải ai cũng có cái biệt tài đi miêu tả tâm lí nhân vật một cách tường tận và chân thực. Và Tô Hoài chính là một trong số ít những tác giả có biệt tài phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật với sự phát triển tâm lí hết sức logic, tự nhiên. Sự phát triển tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân chính là một ví dụ điển hình.
Mị là cô gái trẻ, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ vì không có tiền cưới nhau nên phải vay tiền thống lí Pá Tra. Tiền chưa trả hết, món nợ đó đổ dồn lên Mị. Nhưng Mị không lấy đó làm gánh nặng, mà vẫn xin cha cho mình lao động để trả nợ dần. Rõ ràng trong cô gái này có một tình yêu lao động, yêu cuộc sống hết sức mãnh liệt. Khi bị biến thành con dâu gạt nợ, Mị phản kháng vô cùng quyết liệt, cô còn có quyết định ăn lá ngón để chấm dứt cuộc sống mất tự do này. Nhưng vì thương cha mà cô đã gắng gượng sống. Nhưng càng gắng gượng bao nhiêu thì tâm hồn cô lại càng bị bài mòn, chai sạn bấy nhiêu cho đến mức “ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”, Mị “như con rùa lùi lũi nơi xó cửa”, Mị dường như quên đi cả khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc của mình, chỉ chờ đến ngày mình chết đi mà thôi.
Đẩy nhân vật vào sự cùng khổ đến tận cùng chính là một dụng ý nghệ thuật của Tồ Hoài, bởi chỉ khi con người ta bị đẩy vào bước đường cùng thì khát khao mới đươc bùng lên quyết liệt và mạnh mẽ ấy. Và cái khao khát ấy đã được thể hiện rõ nét trong đêm tình mùa xuân ấy.
Để tạo tiền đề cho sự đột phá của Mị, Tô Hoài đã dụng công chuẩn bị những yếu tố khác đặc biệt là những yếu tố về thiên nhiên, về cảnh sắc cuộc sống của những người miền núi. Mùa xuân về trên vùng cao quả thực vô cùng rực rỡ, đẹp đẽ. Những đồi cỏ ranh vàng ửng nhưng những vệt lửa thổi dưới thung khô, càng rét càng trở nên dữ dội hơn. Trên những mỏm đá mèo là những chiếc váy sắc màu rực rỡ, rồi cùng với đó tiếng cười của trẻ con. Không khí mùa xuân thật náo nhiệt, tràn đầy sức sống. Chính những tác nhân bên ngoài này đã phần nào gợi lên long yêu cuộc sống, giúp Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
Trong những yếu tố được Tô Hoài chuẩn bị thì đắt giá nhất là chi tiết tiếng sáo. Tiếng sáo xuất hiện từ xa đến gần, từ đỉnh núi, đến đầu làng rồi quanh quẩn trong tâm trí Mị. Tiếng sáo ấy đã tác động mạnh mẽ đến tâm lí Mị. Cùng với đó là sự kết hợp của hơi men, “ngày tết, Mị cùng uống rượu như ai” , nhưng Mị uống như để quên đi đau đớn, Mị uồng ừng ực từng bát, rồi say lịm đi. Trong mơ màng Mị thấy tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng. Tiếng sáo ấy đã làm Mị động tâm, là cô bổi hổi nhớ lại những kỉ niệm đẹp trước đây. Lòng cô phơi phới trở nên, niềm vui sướng trào dâng. Và cô nhận thấy “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…”. Sau bao năm làm con rùa lùi lũi trong xó cửa, dường như ý thức về bản thân mình đã dần dần quay trở lại. Dường như đoạn văn này ta thấy như chính lời Mị nói ra, Tô Hoài đã xuất sắc hóa thân để thấu hiểu những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Đồng thời điều đó cũng giúp Tô Hoài thấy được những giằng xé, mâu thuẫn trong tâm lí Mị giữa quá khứ vag hiện tại. Và khi tiếng sao vang lên, khi Mị như bừng tỉnh, và khát khao: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không muốn nhớ lại nữa”. Đây là sự phản kháng hết sức quyết liệt, đối với Mị phải sống mất tự do, còn đau đớn, tủi cực hơn cả cái chết. Điều đó đã cho thấy khát khao mãnh liệt của Mị.
Thì ra đằng sau con những tưởng như đã chết hoàn toàn ấy lại vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt đến như vậy. Mị không cam chịu ở nhà, Mị muốn đi chơi như mọi người, muốn được hòa nhập, muốn được sống thực sự. Cô đã hiện thực hóa bằng hàng loạt các hành động: cô vào khêu đèn, quấn tóc và lấy váy để chuẩn bị đi chơi… Nếu như với những người con gái khác đó là điều rất binh thường, nhưng đối với Mị là cả một quá trình thức tỉnh và đấu tranh không ngừng.
Nhưng chính lúc ấy, ý định của cô lại bị kẻ độc ác – A Sử chặn đựng bằng hành động bao ngược, trói đứng ở cột. Dù A Phủ có giam giữ được thân thể nhưng cũng không thể giữ nổi tâm hồn của cô bởi tâm hồn cô theo tiếng sáo, nhớ về những ngày trước.
Chỉ với duy nhất phần miêu tả tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân, đã có thể khẳng định tài năng nghệ thuật của Tồ Hoài trong cách xử lí, sắp xếp sự kiện để miêu tả tâm lí nhân vật. Qua đó càng khẳng định hơn nữa tài năng của ông. Đồng thời cũng thấy được vẻ đẹp trong sức sống của Mị