Những tác phẩm văn học (...) có chiều sâu luôn giành cho người đọc những điều mới mẻ để phát hiện , chiêm nghiệm , suy ngẫm Làm sáng tỏ ý kiến với tác phẩm thơ trong chương trình lớp 9
1 câu trả lời
Như chúng ta đã biết, mỗi nhà văn đều gửi gắm những quan niệm, sự sáng tạo mới mẻ gửi gắm qua những đứa con tinh thần của mình. Nhận xét về điều ấy có ý kiến cho rằng: “Những tác phẩm văn học (...) có chiều sâu luôn giành cho người đọc những điều mới mẻ để phát hiện , chiêm nghiệm , suy ngẫm”. Đây là một quan niệm vô cùng đúng đắn và được thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy.
Những điều mới mẻ để phát hiện, chiêm nghiệm, suy ngẫm là những điều ẩn sâu trong lớp vỏ ngôn từ. Người đọc cần có sự khám phá cả bên ngoài và bên trong tác phẩm thì mới có thể phát hiện ra những điều thú vị và có ý nghĩa mà tác giả gửi gắm. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là một tác phẩm như thế. Với những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh vầng trăng tuổi thơ và vầng trăng thời chiến:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể”
Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một khoảng không gian bao la. Hai câu thơ mười tiếng, gieo vàn lưng và từ “với” điệp điệo lại ba lần đã diễn tả được một tuổi thơ êm đềm, trải nghiệm những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, từng được ngắm trăng trên dòng sống, trên đồng quê, trên bãi bể.
Hai câu cơ tiếp nói về thời chiến:
“hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Tri kỉ là người bạn vô cùng thân thiết, yêu và hiểu rất rõ về mình. Trăng và người lính trong những năm ở thời chiến tranh đã thành đôi bạn tri kỉ. Trăng đã chia sẻ ngọt bùi, hân hoan trong niềm vui thắng trận với người lính. Thật thú vị khi đọc những dòng thơ ấy.
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, với đất nước bình dị, hiền hậu.
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Vầng trăng là biểu tượng của những năm tháng ấy, đã trở thành vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ngỡ như không bao giờ có thể quên. Một ý thơ lay động tâm hồn như một thức tỉnh lương tâm đối với những kẻ vô tình.
Sự thay đổi của lòng người thật đáng sợ. Hoàn cảnh sống thay đổi con người đổi thay, trở nên vô tình, bội bạc.
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”.
Trăng được nhân hóa lặng lẽ đi qua đường, trăng bây giờ như người dưng đi qua chảng ai nhớ, chẳng ai hay.
“Thìng lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Đó là vẻ đẹp của trăng ở trong quá khứ và trong hiện tại. Những dòng thơ tiếp theo là cảm xúc suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ.
Trăng đã đến với người, vẫn tròn, vẫ đẹp, vẫn thủy chung với mọi người, mọi nhà, với thiên nhiên, người lính. Người ngắm trăng rồi suy ngẫm bâng khuâng:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Hai chữ “mặt” trong một câu thơ. Mặt trăng, mặt người cùng “đối diện đàm tâm” với nhau. Trăng chẳng nói, trăng chẳng trách gì cả, thế mà người lính cảm thấy “có cái gì rưng rưng”. Phải chăng rưng rưng vì xúc động, nước mắt đang ứa ra, sắp khóc. Giọt nước mắt ấy làm cho lòng người thanh thản lại, những kỉ niệm xưa ùa về, tâm hồn gắn bó với thiên nhiên quay trở lại. Nhà thơ đã bộc bạch tâm sự rất chân thành, ở tính biểu cảm, ở hình tượng và cảm xúc.
Có cái gì đó trào dâng lên trong lòng người, rưng rưng cay xè và giọt lệ như sắp tuôn trào bên hàng mi. Ánh răng soi rọi tâm hồn khiến nhà thơ bừng tỉnh:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối là hai vế đối lập mà song song. Đối lập giữa cái tròn đầy của vầng trăng và sự thiếu hụt của kẻ đã vô tâm quên đi quá khứ. Đối lập giữa cái im lặng của vầng trăng và sự thức tỉnh của con người. Đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Suy nghĩ của tác giả được nâng lên tầm cao triết lí. Nếu ai đó có lúc quên đi những điều thiêng liêng tốt đẹp của quá khứ thì phải có những lúc giật mình tỉnh thức trong hiện tại mới đạt được những ân nghĩa tốt lành ở tương lai.
Qua bài thơ, tác giả tâm sự với người đọc những nỗi niềm sâu kín nhất nơi lòng mình. Chất triết lí thấm đẫm được dễn tả qua hình tượng ánh trăng đã tạo nên nhiều suy ngẫm cho bạn đọc. Có lẽ vì vậy mà đến với Ánh trăng, người đọc như thấy tâm hồn mình lắng lại. Như vậy ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn và qua Ánh trăng ta càng hiểu thêm và nhận định sâu sắc ấy.