Những nội dung quan trọng của bài1: những cuộc cách mạng đầu tiên

1 câu trả lời

I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII. Các mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1. Một nền sản xuất mới ra đời.

- Kinh tế: Xuất hiện các công trường thủ công, buôn bán phát triển.

- Xã hội: Xuất hiện `2` giai cấp mới là giai cấp tư sản và vô sản.

2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.

- Nguyên nhân: Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nê-đec-lan.

- Diễn biến: 

+ `8`/`1556`: Nhân dân Nê-đec-lan nhiều lần nổi dậy chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha.

+ `1581`: Các tỉnh miền Bắc thành lập "các tỉnh liên hiệp" (sau là Hà Lan).

+ `1648`: Chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.

- Kết quả: Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện chó chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.

- Kinh tế: Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản.

- Mẫu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến cách mạng bùng nổ.

2. Tiến trình cách mạng.

- `1640`: Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế nhưng không được chấp nhận.

- `1642`: Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.

- `1649`: Vua Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Crôm-oen đứng đầu.

- `1653-1658`: Nền độc tài quân sự được thiết lập.

- `1688`: Quốc hội đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua. Chế độ quan chủ lập hiến được thiết lập.

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVI.

- Chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Thoát khỏi sự thống trị của phong kiến.

`->` Cách mạng tư sản không triệt để.

III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của các chiến tranh.

- Đến thế kỉ `XVIII`, Anh thiết lập ra `13` thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Đến giữa thế kỉ `XVIII`, nền kinh tế chủ nghĩa tư bản ở đây phát triển mạnh. Thực dân Anh đã ngăn cản sự phát triển kinh tế của Bắc Mĩ.

- Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc gay gắt.

`=>` Bùng nổ chiến tranh.

2. Diễn biến cuộc chiến tranh.

- Tháng `12`/`1773`: Sự kiện chè Bô-xtơn.

- Tháng `9-10`/`1774`: Hội nghị Lục địa Phi-la-đen-phia lần thứ nhất.

- Tháng `4`/`1775`: Chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các thuộc địa Bắc Mĩ

- `4`/`7`/`1776`: Tuyên ngôn Độc lập được công bố.

- `17`/`10`/`1777`: Khởi nghĩa thắng lợi ở Xa-ra-tô-ga.

- `1783`: Hiệp ước Véc-xai được kí kết.

3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập.

- Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh công nhận nền độc lập của `13` thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

- `1787`, Mĩ thông qua hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là tổng thống nắm quyền hành pháp. Quốc hội nắm quyền lập pháp.

- Cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện `2` nhiệm vụ cùng `1` lúc, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa. Một nước cộng hòa mới được thành lập đó là: Hợp chủng quốc Mĩ (thường gọi là nước Mĩ hay Hoa Kì).

- Ý nghĩa: Mờ đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

🍀 𝑀𝒾𝓃𝓉 🍀