"Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu"... Vũ Đình Liên c1: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối trong đoạn thơ trên . c2: Vì sao mở đầu bài thơ tác giả gọi là "ông đồ già" mà kết thúc bài thơ lại là "ông đồ xưa". c3: Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ Ông đồ xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói của hai dòng thơ cuối khổ thơ vừa chép và cho biết mục đích nói của câu đó. GIÚP MK NHA, THANK TRC?‍♂️

2 câu trả lời

1. Nghệ thuật nhân hóa : giấy buồn, mực sầu

Tác dụng : khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi sầu của giấy bút, của nghiên mực khi khách qua đường dường như đã quên đi nghệ thuật chơi chữ, để lại bút, giấy cùng ông đồ bơ vơ giữa chợ tết đông người.

2. Bởi vì mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ của thời kì vàng son, được người ta trọng dụng nên tác giả gọi là ông đồ già. Cuối tác phẩm lại là hình ảnh của một ông đồ bị bỏ rơi, quên lãng nên tác giả gọi ông đồ xưa

3. Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

- Kiểu câu : câu nghi vấn

- Mục đích nói : dùng để hỏi

1. Nghệ thuật: Nhân hoá: giấy buồn, mực sầu

`=>` Nêu rõ sự u buồn trong việc không có người thuê viết chữ đã nhuốm lên cả đồ vật `=>` Miêu tả tâm trạng của ông đồ

2. Vì mở đầu là thời kì ông đồ thời vàng son, nhưng về cuối lại là cảnh ông đồ lúc tàn, bị bỏ rơi, lãng quên

3. 

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

- Kiểu câu: Câu nghi vẫn

- Mục đích: Dùng để hỏi

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước