Những khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài ? Trình bày chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại ? Tại sao triều đình Nguyễn lại cố tình duy trì đường lối bảo thủ, phản động ?

2 câu trả lời

- Giữa thế kỷ XIX, trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài, Việt Nam đứng trước các khả năng sau:

+ Một là, tiếp tục duy trì những chính sách cũ, để đất nước vào tình trạng suy yếu, trở thành món mồi ngon cho chủ nghĩa thực dân phương Tây.

+ Hai là, đổi mới, canh tân đất nước, để có đủ sức mạnh chống chọi lại sự xâm lược của các nước phương Tây.

- Chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn:

+ Về chính trị: Quyền lực tập trung vào tay vua, chỗ dựa vững chắc của nhà nước là giai cấp địa chủ. Tư tưởng Nho giáo được đề cao. Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch.

+ Về kinh tế: Ruộng đất hầu hết nằm trong tay địa chủ. nông nghiệp không được chăm lo trở nên sa sút, Xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại; nạn mất mùa đói kém diễn ra liên miên; đời sống nhân dân khó khăn, các cuộc khởi nghĩa chống triều đình liên tục nổ ra.

+ Về quân sự: Nền quốc phòng không được củng cố, quân sự lạc hậu không đủ sức chống trả với vũ khí hiện đại của các nước phương tây. Đặc biệt việc cấm đạo, giết đạo đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.

+ Về đối ngoại: Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Đối với Pháp, nhà Nguyễn khước từ mọi quan hệ. Và nhất là việc cấm đạo và đuổi các giáo sĩ phương Tây đã tạo nên cái cớ cho thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta.

- Những chính sách đối nội và đối ngoại bảo thủ của nhà Nguyễn đã đẩy đất nước vào tình trạng suy yếu, kiệt quệ, bên trong thì nhân dân bất mãn, bên ngoài thì bị cô lập, dẫn đến nguy cơ bị xâm lược và không giữ được độc lập trước chủ nghĩa thực dân phương tây.

Những khả năng đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

- Các nước tư bản Phương Tây sau những cuộc cách mạng chính trị và cách mạng công nghiệp, đang trên đà phát triển thế lực về mọi mặt, đẩy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường . Nhiều nước ở Châu Á đã bị xâm lược, Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho đế quốc thực dân chủ yếu là đế quốc Pháp

- Những thách thức lịch sử đó đặt ra cho Việt Nam hai con đường lựa chọn:

+ Cải cách làm cho đất nước hùng mạnh nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trong nước . Mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập

+ Hoặc chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động

b/ Chính sách bảo thủ, phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại.

- Đối nội: Nhà Nguyễn đã cự tuyệt những đề nghị cải cách, duy trì chính sách cai trị cũ

- Đối ngoại: Nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan toả cảng” độc quyền ngoại thương, cấm đoán nhân dân trong nước tiếp xúc giao lưu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây

* Nhận xét về chính sách của nhà Nguyễn:

- Chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn làm cho tiềm lực đất nước suy yếu, kiệt quệ, mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp kiếm cớ tiến hành xâm lựơc nước ta.

- Việt Nam bị các nước Tư bản phương Tây nhòm ngó là một tất yếu lịch sử. Nhưng bị xâm lược, mất nước không phải là tất yếu lịch sử, hoàn toàn có khả năng tránh được. Nhà Nguyễn không canh tân đất nước nên tiềm lực đất nước suy yếu, thì dù có cương quyết kháng chiến cũng khó giữ được độc lập dân tộc.