"Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước; như có cát, có biển; như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông". - Xuân Diệu - Làm sáng tỏ qua các bài ca dao được học và được đọc Văn học 10
1 câu trả lời
hời gian như một dòng sông có thể qua đi nhưng sức sống của nó tạo nên một khuôn mặt riêng luôn là ấn tượng không dễ phai mờ trong nỗi niềm sâu kín của mỗi con người. Thời gian có thể đem đến cho con người ta tất cả nhưng đồng thời nó cũng có thể xóa nhòa đi tất cả. Những gì còn sót lại với thời gian là những kết tinh có giá trị vô cùng to lớn. Và những sáng tác truyền miệng của Văn học dân gian là những gì còn “sót lại” đó.
Anh đi đàng ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng
Văn học dân gian là nốt nhạc ngân mãi theo năm tháng cùng nhịp đập cuộc sống thời đại mỗi người dân Việt. Trong các thể loại của văn học dân gian, chúng ta không thể không nhắc đến ca dao. Thông qua những hình tượng trữ tình, gợi cảm, ca dao đã bổ sung, tô đậm và hoàn thiện về bức tranh cuộc sống của nhân dân lao động. Nhà thơ Xuân Diệu trong Lời bạt cho sách Dân ca miền Nam - Trung bộ đã viết: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như có cát, có biển, như có những giọt mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột rà của non sông”. Trong sự phong phú và đa dạng của thế giới nhân vật trong ca dao. Chúng ta thấy rằng hình tượng song hành Nam – Nữ hiện lên một cách chân thực và đầy đủ, đa dạng và sinh động thể hiện được tâm hồn của người dân lao động Việt Nam. Những cung bậc tình yêu của hình tượng song hành Nam – Nữ đã trở thành một hình ảnh đẹp có giá trị lưu lại muôn đời, đi vào tâm hồn con người nhiều thế hệ.
Nghiên cứu về Hình tượng song hành Nam – Nữ trong ca dao trữ tình không chỉ giúp người viết nghiên cứu, tập dượt mà còn phục vụ cho việc giảng dạy ca dao sau này. Đồng thời qua đây chúng ta có thể thấy được nét đẹp tâm hồn và trí tuệ sắc sảo của người dân Việt Nam được thể hiện qua những câu ca dao thấm đẫm nghĩa tình. Để rồi chúng ta thêm yêu mến và trân trọng hơn những sáng tác truyền miệng của người dân xưa !.
2 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là “Hình tượng song hành Nam - Nữ trong ca dao trữ tình”
- Phạm vi nghên cứu: Để thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào tập trung khảo sát và sưu tầm một số bài ca dao trong kho tàng ca dao dân gian Việt Nam có chứa hình tượng song hành Nam - Nữ. Qua đó thấy được nét độc đáo cái hay và cái đẹp của ca dao - dân ca Việt Nam.
3 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca dao là tiếng hát trữ tình của nhân dân lao động, là mảnh đất sâu kín để người dân gửi gắm vào đó những tình cảm chân thực của cuộc sống: tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, nỗi niềm vui buồn của cuộc sống thường nhật Nó phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam với những phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Bởi vậy, ca dao dân ca là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm.
Những công trình nghiên cứu về ca dao Việt Nam trong mấy thập kỉ qua là hết sức phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng. Trong đó, những công trình mang tính chất sưu tầm vẫn chiếm đa số. Chẳng hạn như: Kho tàng ca dao người Việt (tập I, II, III) do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên), Tổng tập văn học dân gian người Việt của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Ca dao tục ngữ Việt Nam của tác giả Phương Thu. Trong khi đó những công trình nghiên cứu, phê bình, bình giảng ca dao lại khá khiêm tốn, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như Ca dao Việt Nam và những lời bình của Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn), Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt của tác giả Lê Đức Luận, Bình giảng ca dao của Triều Nguyên.
Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao đã đi sâu phân loại các loại biểu tượng, hình tượng và theo ông thì “để tạo nên một hình tượng, biểu tượng, nghĩa đen và nghĩa biểu vật sẽ không được khai thác ở đây chủ yếu là nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ sẽ phát huy tác dụng tối đa của nó”.
Trong cuốn Văn học dân gian của Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) đã có bài viết tìm hiểu về nguồn gốc hình tượng và biểu tượng trong ca dao Việt Nam. Bài viết của Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã đưa ra một cách đầy đủ khái niệm biểu tượng và hình tượng nghệ thuật “Các hình tượng, biểu tượng được hình thành từ nhiều con đường khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú cho hệ thống thẩm mĩ ca dao. Đáng chú ý là hiện tượng nhiều biểu tượng sóng đôi (song hành) được hình thành cho thấy nhu cầu thể hiện, giãi bày tâm tư, tình cảm lứa đôi trong nhân dân là vô cùng to lớn. Điều này hoàn toàn hợp lí và dễ hiểu vì trong hoàn cảnh khắt khe người dân luôn khát khao vươn tới sự tự do trong yêu đương mà trước hết là tự do được bày tỏ tình cảm trong lời ca tiếng hát của mình” .
Về hình tượng song hành (sóng đôi) trong ca dao, Nguyễn Thị Ngọc Điệp cũng đưa ra nhận định của mình “Bên cạnh những giá trị nội tại với tư cách là một thành tố của thi pháp ca dao các biểu tượng sóng đôi đã có những tác động đáng kể đến các thành tố thi pháp khác của thể loại này. Biểu tượng sóng đôi với số lượng phong phú, cấu trúc đa dạng và chức năng rõ rệt đã góp phần tạo nên cái hay, cái đẹp trong ca dao”.Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những luận điểm mà chưa đi sâu vào hình tượng cụ thể.
Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học đã nêu lên khái niệm song hành một cách tương đối đầy đủ: “Song hành (sóng đôi, song song) là biện pháp tu từ cú pháp xếp các thành phần cú pháp của một câu hay nhiều câu cùng một cấu tạo cạnh nhau, thường kèm thêm phép điệp từ hay cụm từ và phép đối”.
Theo cuốn Từ điển Văn học của Lê Bá Hán (chủ biên) thì “Hình tượng nghệ thuật trong văn học là làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hình tượng đáng làm ta suy nghĩ về tình cảm và số phận, về tình người, tình đời trong một chất liệu cụ thể. Hình tượng nghệ thuật chính là cái khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”.
TS. Lê Đức Luận trong Giáo trình Thi pháp văn học dân gian đã đưa ra khái niệm: “Cấu trúc song hành là kiểu cấu trúc thể hiện hai hình ảnh, hai sự kiện đi song hành với nhau. Biểu hiện của nó là sự đối ứng trong lời ca”.
Trong công trình nghiên cứu Cấu trúc ca dao trữ tình của TS. Lê Đức Luận đã đưa ra nhận định về hình tượng song hành Nam - Nữ trong ca dao: “Hình tượng Nam - Nữ trong ca dao được thể hiện qua vai chức năng xã hội và hình tượng nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình”.
Trong lịch sử nghiên cứu về kho tàng Văn học dân gian Việt Nam đã có rất nhiều hướng nghiên cứu riêng. Những tinh hoa chắt lọc của một nền văn học đã dần hé mở ra trước mắt chúng ta với giá trị đặc sắc. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về “Hình tượng song hành Nam - Nữ trong ca dao trữ tình” mà chỉ mới dừng lại ở những nhận định, những bài viết nhỏ. Trên cơ sở tiếp thu kiến thức của những người đi trước, chúng tôi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này. Với hy vọng tìm ra được nhiều điều mới mẻ, bổ ích và thú vị !.