"Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước; như có cát, có biển; như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông". - Xuân Diệu - Làm sáng tỏ qua các bài ca dao được học và được đọc Văn học 10

1 câu trả lời

A. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề

- Nêu ý kiến

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

- Đặc trưng của ca dao.

2. Phân tích

a. Ca dao phổ biến "từ Nam chí Bắc"

- Sáng tác từ những người lao động, có tình " đồng sáng tác" và được truyền miệng.

- Có sự thay đổi từ ngữ, hình ảnh cho phù hợp với địa phương, vùng miền.

( Dẫn chứng cụ thể)

b. Ca dao đa dạng về đề tài

- Chủ yếu là các đề tài:

+ Than thân, châm biếm

+ Tình cảm gia đình

+ Tình yêu quê hương đất nước.

( Dẫn chứng cụ thể)

c. Ca dao có nội dung phong phú

- Ca dao phản ánh lịch sử

- Phản ảnh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống.

- Phản ánh đời sống tình cảm nhân dân

- Phản ánh đời sống xã hội cũ

- Chứa đựng những tiếng cười trào phúng

C. Kết bài

- Đánh giá chung

- Liên hệ bản thân, mở rộng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm