Nho giáo phát triển thế nào thời phong kiến? Giúp em với ạ
2 câu trả lời
- Hiểu biết từ sự hình thành và phát triển của Nho giáo:
Từ thời nhà Lý đến sự phát triển Trung ương cập quyền, giai cấp phong kiến đã lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị. Nền giáo dục Nho học cũng ra đời và từng bước phát triển có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của cả đất nước.
- Khởi đầu cho Nho giáo Việt Nam: Nhà Lý:
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, vua tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên ở kinh thành, mở đầu nền giáo dục Nho học. Năm 1076, Quốc tử giám được xây dựng, trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta.
- Thời kì nhà Trần:
Các khóa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy Tam khôi, quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan lại đến học. Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển của giáo dục đào tạo nhiều tri thức Việt Nam, tiêu biểu như là Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn,...
- Thời Lê Sơ, giáo dục Nho học thịnh đạt:
Trường Quốc tử giám ngày càng mở rộng cho con em nhà quan, quý tộc sang học. Cứ 3 năm là kì thi Hội được tổ chức ở kinh thành để chọn nhân tài. Nhà nước dựng bia tiến sĩ để ghi nhớ những tiến sĩ có học thức. Những tiến sĩ được khắc tên vào bia là được vinh quy bái tổ. Trong thời kì này, tiến sĩ nhà Trần nhiều hơn tiến sĩ nhà Lý.
- Giáo dục Nho học suy giảm thời kì thế kỉ XVI - XVIII:
Nhà Mạc, Nhà Nguyễn ở đàng trong thời kì đất nước bị chia cắt và cả chính quyền Lê - Trịnh ở đàng ngoài tiếp tục tổ chức các kì thi nhưng kém chất lượng, suy giảm đáng kể.
- Nhà Nguyễn:
Nhà Nguyễn vẫn tổ chức các kì thi, vì áp lực quân Pháp, nên kì thi Hội cuối cùng được tổ chức vào năm 1919.
Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn, trong suốt chiều dài lịch sử phù hợp và dung hòa với đời sống người Việt hình thành nền Nho giáo bản sắc Việt Nam nôm na gọi là Việt Nho ... Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng của nền văn minh tại Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng nền Văn minh Trung Hoa gọi là Vùng văn hóa Đông Á. Từng bước hình thành nên lối sống, sinh hoạt, đạo đức đối nhân xử thế trong xã hội của người Việt. Ngày nay Việt nho ít được xem trọng kèm những khía cạnh suồng sã, tiêu cực trong văn hóa phương tây ảnh hưởng đang làm đạo đức một bộ phận giới trẻ xuống cấp.