nhận xét tác động, ảnh hưởng của mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với đặc điểm phát triển kinh tế
1 câu trả lời
Phát triển kinh tếlà quá trình lớn lên nhiều mặt của nền kinh tế, bao gồm: tăng trưởng GDP; hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao thu nhập trên đầu người và chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế hiện nay được nhấn mạnh là phát triển bền vững nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế gồm:
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện đầu tiên, bao gồm: gia tăng về quy mô sản lượng và năng suất trong nền kinh tế, diễn ra trong thời gian tương đối dài và ổn định;
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, thể hiện qua tỷ trọng giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các vùng, miền theo hướng tiến bộ, hợp lý hơn... Trong đó, tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng đô thị, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng;
- Thu nhập trên đầu người ổn định và nâng cao hơn, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện;
- Trình độ tư duy khoa học của xã hội phát triển;
- Nền kinh tế mở và năng động, giàu khả năng thích ứng;
- Là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại quyết định.
Mục tiêu của phát triển bền vững là: đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hóa tinh thần; sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội; sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Ba trụ cột của phát triển bền vững là: phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế không chỉ bao hàm tăng thu nhập bình quân đầu người mà phải hướng tới phát triển bền vững của cả hiện tại và tương lai, chú trọng cả ba nhân tố: kinh tế, xã hội và môi trường; duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập phải gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ cao mà cần ở mức độ hợp lý, bền vững.
Các nhân tố bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững gồm:
- Bảo vệ môi trường,
- Dựa vào sức mạnh nội tại,
- Bình đẳng trong thu nhập,
- Xác lập một thị trường lao động thống nhất,
- Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội lành mạnh.
Như vậy, phát triển kinh tế bền vững phải gắn liền với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển con người.
Phát triển văn hóa là phát triển toàn diện và đồng bộ các thành tố cấu thành đời sống văn hóa của một quốc gia dân tộc.
Văn hóa là khái niệm đa nghĩa.
Thứ nhất, văn hóa được hiểu như là năng lực sáng tạo hướng tới các giá trị nhân văn, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Do đó, văn hóa là phạm trù chỉ thuộc tính của con người (cá nhân và cộng đồng), đánh giá trình độ và chất lượng sống của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội. Do đó, phát triển văn hóa là phát triển năng lực và phẩm chất của con người, của cộng đồng, kết tinh vào nhân cách, cốt cách, bản lĩnh của con người trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đây chính là nguồn gốc sản sinh ra các giá trị văn hóa vật chất và các giá trị văn hóa tinh thần, phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Thứ hai, văn hóa được hiểu là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng dựa trên sự phát triển của cơ sở hạ tầng mà cốt lõi là kinh tế. Kinh tế là cơ sở, là điều kiện để phát triển văn hóa. Văn hóa phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và có tác động năng động đối với tồn tại xã hội, đối với kinh tế. Vì vậy, muốn xây dựng và phát triển nền văn hóa thì phải phát triển kinh tế, chống chủ nghĩa duy tâm, giáo điều - muốn xây dựng nền văn hóa cao trong khi nền kinh tế còn thấp kém, lạc hậu.
Tuy nhiên, không phải chờ khi nào có nền tảng kinh tế cao mới xây dựng và phát triển nền văn hóa mới mà phải xây dựng từng bướctrong quá trình phát triển nền kinh tế. Cả V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh đến điều này trong quá trình xây dựng chế độ xã hội mới. Do vậy, phát triển văn hóa là phát triển các lĩnh vực liên quan đến đời sống tinh thần của xã hội, thống nhất với nền tảng vật chất là cơ sở kinh tế - xã hội để tạo nên sự phát triển đồng bộ và toàn diện của hình thái kinh tế - xã hội mới.
Thứ ba,văn hóa là một trong bốn lĩnh vực chủ yếu quốc gia: kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: trong lĩnh vực kiến thiết nước nhà có bốn lĩnh vực cần được coi trọng ngang nhau. Đó là chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, nhấn mạnh: văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế và xã hội. Đây là tiền đề để khắc phục xu hướng coi nhẹ văn hóa, xem thường các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống; tuyệt đối hóa nhân tố kinh tế, rơi vào chủ nghĩa duy kinh tế mà Ph.Ăngghen đã từng phê phán.
Như vậy, xét trong mối tương quan giữa chính trị, kinh tế, xã hội thì văn hóa là một bộ phận đóng vai trò trụ cột như các lĩnh vực khác, cần có sự quan tâm đầy đủ và đồng bộ để tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong quá trình phát triển. Phát triển văn hóa ở đây chính là phát triển các lĩnh vực hoạt động văn hóa, từ việc xây dựng con người, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tới xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học nghệ thuật, truyền thông đại chúng, giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa... Đảng xác định mục tiêu phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay là: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(1); cụ thể:
- Hoàn thiện các giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân v.v...
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa...
- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách và hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định chế độ xã hội XHCN mà nhân dân xây dựng là xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(2). Đồng thời, Cương lĩnh cũng xác định: “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc
CHÚC BẠN HỌC TỐT
ΔHuyΔ
# Team Đà Nẵng