2 câu trả lời
-
Thật ra cốt truyện của Làng khá đơn giản. Tất cả mọi diễn biến đều xoay quanh tình yêu làng của nhân vật ông Hai. Ông Hai yêu cái làng Chợ Dầu theo cách riêng của mình là khoe làng. Trước đây ông khoe làng ông giàu. Sau Cách mạng, ông khoe làng ông có tinh thần kháng chiến. Khi tin đồn thất thiệt đến tai ông, ông đau khổ, dằn vặt, xấu hổ vì làng Việt gian. Quyết thù làng theo giặc, nhưng ông vẫn khổ tâm. Đây là đỉnh điểm của câu chụyện. Đến khi tin đồn được cải chính, ông là người sung sướng nhất. Diễn biến tâm lí cua nhân vật chính gắn liền với các sự kiện trên. Phân tích diễn biến cốt truyện do đó gắn liền với diễn biến tâm lí của’ông Hai.
Người viết đã làm được điều này, nhưng cách diễn giải còn chìm vào sự phân tích nhân vật hơn là diễn biến cốt truyện. Người viết đã cố gắng diễn tả tâm lí của nhân vật. Nhưng say sưa cảm xúc, nên quên mất rằng cái làng Chợ Dầu của ông Hai không phải là cái làng được nói tới trong đoạn văn này : Ông dã từng tự nhủ lòng “mình sinh sống Ở làng này từ tấm bé đến bây giờ. Ông cha cụ kị mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã từ bao nhiêu đòi nay. Cho nên, ông không thể không yêu từng con đường đất nhỏ, từng nếp nhà tranh đơn sơ, từng thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường làng lát toàn đá tảng… Không có đường đất nhỏ, chẳng có nếp nhà tranh đơn sơ (ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh), mà đường lát đá xanh chứ không phải là đá tảng.
Nói về những nhân vật có lòng yêu nước sâu sắc trong các tác phẩm vãn học, không thể không kể đến nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Chính cách tạo ra tình huống truyện độc đáo để bộc lộ tính cách nhân vật là yếu tố nghệ thuật góp phần vào thành công của truyện.
Đối với mỗi tác phẩm văn xuôi thì việc xây dựng cốt truyện luôn là cần thiết và qua đó nhân vật có thể bộc lộ tâm trạng, hành động của mình. Trong tác phẩm Làng, Kim Lân đã xây dựng được cốt truyện khá là hợp lí và đặc sắc. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai gắn liền với diễn biến cốt truyện. Trước khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông rất yêu làng, luôn tự hào, thích khoe làng. Nhưng khi ông nghe tin làng Dầu theo giặc, ông như biến thành một con người khác ; thay vào tình yêu làng mạnh .mẽ, lòng tự hào về làng là sự chua xót đắng cay và tủi nhục. Cái tin thất thiệt làm đau xé lòng ông Hai. Cuối cùng, tâm trạng ông Hai trở lại vui vẻ bởi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông kể về nhà ông bị đốt với niềm vui lổn, điều này trái với quy luật tâm lí thông thường nhưng lại hợp với lô-gíc tâm lí nhân vật ông Hai, hợp với mạch truyện. Thật là một sự kết hợp đột ngột và hay.
Nghệ thuật xây dựng cốt truyện Làng đặc sắc bởi sự phát triển của cốt truyện hợp lí, nó đã diễn tả được chính xác tâm lí người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và cụ thể ở đây là nhân vật ông Hai. Sự phát triển của cốt truyện cũng là sự phát triển tâm trạng của nhân vật chính – ông Hai trong tình huống đặc biệt. Hơn nữa cốt truyện được diễn tả rất sinh động, thành câu chuyện có giá trị nghệ thuật bằng những biện pháp nghệ thuật như độc thoại nội tâm và đối thoại,… với ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật rất đặc sắc. Có lẽ vì vậy mà truyện đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu chống thực dân Pháp với tình yêu làng, .yêu nước mạnh mẽ và sâu sắc.
Tất cả tâm tư, tình cảm của ông Hai đều hướng về làng, về đất nước. Đấy là điều mà ta nhận thấy rõ nhất qua diễn biến tâm trạng trong những tình huống khác nhau của câu chuyện. Trước khi nghe được cái tin “thất thiệt” làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai yêu làng biết bao; ông luôn tự hào về làng và hay khoe khoang là làng mình giàu có. Nào là có nhà ngói san sát, sầm uất như trên tỉnh; đường làng lát toàn bằng gạch đá xanh; khi kháng chiến bùng nổ, cả làng Chợ Dầu tham gia rất tích cực, có phòng thông tin rất lớn. Ông là người rất yêu làng, vốn là người rất sôi nổi, tháo vát cho nên việc đi tản cư khiến ông tù túng bó buộc trong cảnh sống đơn điệu, tẻ nhạt và bưng bít. Ông nhớ cái làng của mình hơn, cái làng đã gắn bó một đời với ông, với những kỉ niệm vui buồn riêng. Ông luôn nghĩ về cái làng của mình, nghĩ đến những ngày tháng vui vẻ làm việc với anh em. Ông rất muốn về làng để được tham gia vào kháng chiến để cùng anh em làm việc nhưng giờ đầy những công việc ấy chỉ trong tưởng tượng. Niềm vui duy nhất của ông là ra phòng thông tin nghe ngóng. Cái nắng gay gắt lại làm ông vui: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!”. Đúng vào lúc tâm trạng ông đang phấn khởi thì nhận được một tin sét đánh: cả làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Quá bất ngờ, ông Hai choáng váng, cái điều không bao giờ ngờ tới đã xảy ra. Ông vẫn chưa tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, cố hỏi lại với hi vọng là tin đồn: “Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại…”. Cái tin thất thiệt làm đau xé lòng ông: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi như đến không thở được.”. Bình thường ông vốn là người vui tính, hay chuyện, hay nói, vậy mà giờ đây ông như biến thành người khác. Bao nhiêu căm giận, chua xót, tủi nhục cứ chực ào ra trong ông. Làng không còn là những làng thôn ngõ xóm đẹp đẽ nữa mà là cái gì đó lớn lao hơn, là danh dự. Hiện giờ trong tâm trí ông chỉ còn hai chữ “Việt gian; bán nước”. Nhìn lũ con ông càng tủi thân: “nước mắt ông lão cứ giàn ra”, “các con ông cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư….”. Một không khí căng thẳng bao trùm đè nặng gia đình ông. Suốt mấy ngày ông không dám ló mặt ra đường, trong lòng nóng như lửa đốt. Rồi đây người ta sẽ xua đuổi, sẽ căm hờn, ông và gia đình sẽ muôn đời chịu tiếng xấu, ông càng căng thẳng hơn khi bà chủ nhà báo tin người làng Chợ Dầu sẽ bị đuổi. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy đến tột cùng với sự đấu tranh khá tàn nhẫn trong con người ông. Có lúc ông muốn trở về làng nhưng lập tức phản đối ngạy: “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông là người nông dân có tình yêu nước lớn lao. Quá đau buồn, ông nói chuyện với con nhưng thực ra là để giãi bày tâm sự của lòng mình. Tâm trạng ông Hai được thể hiện gián tiếp qua ngôn ngữ đối thoại với đứa con, nói với con nhưng chính là đang nói với mình. Mỗi lần nói ra đôi câu như thấy nỗi khổ trong lòng ông vơi đi bội phần. Ông Hai yêu làng, luôn hướng về làng dù xa cách và tấm lòng ông luôn thuỷ chung với Cụ Hồ, với kháng chiến.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của ông là khi nghe tin làng được cải chính. Sự sung sướng của ông lên đến tột độ. Ông trở về với con người bình thường: “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…”. Ông bô bô báo tin làng không theo giặc “Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.”. Ông còn khoe cả tin làng mình bị giặc đốt. Ngôi nhà đối với người nông dân là vô cùng quan trọng, nó là tất cả tài sản, là của cải cả một đời chân lấm tay bùn, mồ hôi nước mắt. Lẽ ra khi nghe tin nhà bị đốt ông phải vô cùng buồn và tiếc, thế nhưng ông Hai lại vui đến cực độ. Có lẽ niềm vui lớn về danh dự của làng đã át hẳn nỗi buồn riêng tư. Vì thế mà ông Hai cứ-múa tay lên mà khoe cái tin làng không phải Việt gian, nhà ông bị đốt nhẵn. Ông Hai là người yêu lầng tha thiết, sâu sắc, tình yêu làng của ông gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.
Qua truyện ngắn Làng ta thấy được hình ảnh một người nông dân thuần phác, nhiệt thành, trong trái tim nhân hâu của ông luôn có làng quê đất nước. Tình cảm trung hậu và sâu sắc ấỵ chính là phẩm chất của người nông dân ở nhân vật ông Hai.